K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2016

Nếu nhân tuổi của ba chị em với nhau được 36, điều đó có nghĩa là tuổi của họ sẽ rơi vào một trong 8 trường hợp sau đây:

36 = 2 x 3 x 6, tổng số tuổi của ba chị em là 11.

36 = 2 x 2 x 9, tổng số tuổi của ba chị em là 13.

36 = 4 x 9 x 1, tổng số tuổi của ba chị em là 14.

36 = 4 x 3 x 3, tổng số tuổi của ba chị em là 10.

36 = 18 x 2 x 1, tổng số tuổi của ba chị em là 21.

36 = 12 x 3 x 1, tổng số tuổi của ba chị em là 16.

36 = 6 x 6 x1, tổng số tuổi của ba chị em là 13.

36 = 36 x 1 x 1, tổng số tuổi của ba chị em là 38.

Dựa theo dữ kiện đầu bài đưa ra là "Cộng tuổi của ba chị em với nhau được 13", ta sẽ có hai trường hợp thỏa mãn là 2 + 2 +9 và 6 + 6 + 1.

Đây chính là lúc dữ kiện "Chị lớn nhất có tóc màu vàng hoe" được cho là vô dụng vào lúc đầu lại phát huy được tác dụng. Dữ kiện này cho thấy sẽ chỉ có một người chị lớn tuổi hơn cả. Ở hai trường hợp nêu trên, ta thấy trường hợp 2 + 2 + 9 là một chị và hai em sinh đôi, trong khi, trường hợp 6 + 6 +1 là hai chị sinh đôi và một em.

Chỉ có trường hợp một là thỏa mãn được yêu cầu của đầu bài. Như vậy, câu trả lời của bài toán này sẽ là một người chị lớn có 9 tuổi và hai em gái sinh đôi có cùng 2 tuổi.

23 tháng 11 2016

copy mạng à?

Câu đố này dành riêng cho những điệp viên thông minh siêu hạng. Còn bạn thì sao? Cẩn thận coi chừng bị "tẩu hỏa nhập ma" đó nhé.Tưởng tượng bạn là một điệp viên như James Bond, đang đảm trách sứ mệnh nguy hiểm được quốc gia giao phó.Nhiệm vụ đặt ra cho bạn là phải xâm nhập được vào trụ sở của một tổ chức tội ác, tìm ra bảng điều khiển bí mật để có thể vô hiệu hóa cỗ...
Đọc tiếp

Câu đố này dành riêng cho những điệp viên thông minh siêu hạng. Còn bạn thì sao? Cẩn thận coi chừng bị "tẩu hỏa nhập ma" đó nhé.

Tưởng tượng bạn là một điệp viên như James Bond, đang đảm trách sứ mệnh nguy hiểm được quốc gia giao phó.

Nhiệm vụ đặt ra cho bạn là phải xâm nhập được vào trụ sở của một tổ chức tội ác, tìm ra bảng điều khiển bí mật để có thể vô hiệu hóa cỗ máy phát tia hủy diệt. Tuy nhiên, thông tin bạn được cung cấp lại như một câu đố, chỉ với vài dòng như sau:

Bạn có đủ thông minh, can đảm để nhận nhiệm vụ này không?
Bạn có đủ thông minh, can đảm để nhận nhiệm vụ này không?

"Trụ sở của chúng là 1 kim tự tháp khổng lồ, có 1 phòng tại tầng cao nhất, 2 phòng tại tầng tiếp theo và cứ thế tăng dần. Bảng điều khiển được giấu đằng sau 1 bức tranh tại tầng cao nhất có thể. Tầng này phải thỏa mãn các điều kiện:

  1. Mỗi phòng có 3 cửa thông với các phòng khác trên tầng đó.
  2. Nhưng riêng phòng điều khiển chỉ có đúng 1 cửa.
  3. Căn phòng không có tiền sảnh, cũng chẳng có cầu thang".

Tình thế vô cùng khó khăn, trong tay bạn không hề có bản đồ các tầng, còn thời gian chỉ đủ để kiểm tra được 1 tầng trước khi hệ thống báo động kích hoạt.

Liệu bạn có đủ can đảm và trí tuệ để nhận nhiệm vụ này,

3
23 tháng 11 2016

Bạn xứng đáng được phong thánh nếu giải được câu đố này - KhoaHoc.tv

23 tháng 11 2016

sao bs vậy

vì mk ko có câu tl nên mk ms hỏi thôi nha

có đáp án ko hay là ng ta ko cho đáp án

Có vẻ như câu nói "trẻ em học càng ngày càng khó" đang dần linh nghiệm. Bởi vì mới đây, một bài toán cho trẻ lớp 7 đã khiến cho rất nhiều người lớn phải vò đầu bứt tai mà không ra.Cụ thể, đó là bài tập về nhà về phân số của một cô bé tại Springfield, Queensland (Úc). Thế nhưng, bài toán lại khiến cho cả mẹ, cả dì lẫn bà nội của cô phải hao tâm tổn sức đến 45 phút mới giải...
Đọc tiếp

Có vẻ như câu nói "trẻ em học càng ngày càng khó" đang dần linh nghiệm. Bởi vì mới đây, một bài toán cho trẻ lớp 7 đã khiến cho rất nhiều người lớn phải vò đầu bứt tai mà không ra.

Cụ thể, đó là bài tập về nhà về phân số của một cô bé tại Springfield, Queensland (Úc). Thế nhưng, bài toán lại khiến cho cả mẹ, cả dì lẫn bà nội của cô phải hao tâm tổn sức đến 45 phút mới giải ra.

Đến nỗi, mẹ của cô bé phải thốt lên: "Hình như não tôi có vấn đề rồi. Làm sao một đứa trẻ 11 tuổi làm được chứ? Với tôi thế này là quá sức chịu đựng".

Bài toán được đưa lên một trang mạng xã hội, nhưng rốt cục cũng có tới 60% người lớn trả lời sai.

Vậy còn bạn thì sao? Thử sức nhé.

Câu hỏi: Hãy hoàn thiện các đẳng thức này bằng cách chọn số phù hợp. Biết rằng đây là một bài toán cộng phân số, nhưng không dùng mẫu số chung nhỏ nhất của 2 số đó.

Bài toán dành cho trẻ lớp 7, nhưng khiến 60% người lớn bó tay! Bạn có làm được không? - Ảnh 1.

UKM,AI GIẢI THÌ CỐ GẮNG ĐỪNG ĐỂ NẰM TRONG TOP 60% KIA NHÉ

0
Số học và cuộc sốngẢnh không liên quan nhiều đến nội dung bài viết Tất cả mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu sự so sánh kết nối được những thứ không liên quan với nhau thì đôi khi lại thật thú vị.Cả ngày hôm nay tôi nghĩ về đúng một việc:"8 với 9 cặp số gì ấy nhỉ?"Nào, số 8 với số 9 không có gì đặc biệt, chỉ là hai số liền nhau trong tập N, chỉ là hai chữ số...
Đọc tiếp

Số học và cuộc sống

Ảnh không liên quan nhiều đến nội dung bài viết

Tất cả mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu sự so sánh kết nối được những thứ không liên quan với nhau thì đôi khi lại thật thú vị.

Cả ngày hôm nay tôi nghĩ về đúng một việc:

"8 với 9 cặp số gì ấy nhỉ?"

Nào, số 8 với số 9 không có gì đặc biệt, chỉ là hai số liền nhau trong tập N, chỉ là hai chữ số trong 10 chữ số đầu tiên, chỉ là một số lẻ và một số chẵn, chỉ là 2^3 và 3^2, ấy, chờ đã...

2^3 và 3^2 đúng không. nào:

3-2=1

3^2-2^3 = 1

Ồ, vậy nếu như chúng ta tổng quát hóa lên thì sao? Liệu chúng ta có những lũy thừa nguyên liên tiếp hay không?

Một trong những nhà toán học đại tài của nhân loại, Euler (1707-1783), đã nghĩ đến việc này, ông chứng minh được (8,9) là nghiệm duy nhất của phương trình Diophante (hay còn gọi là phương trình nghiệm nguyên):

Cách giải xin không trình bày ở đây, vì mục đích của bài viết này không phải giải toán

Nhưng Euler cũng chỉ có thể nghĩ được đến như vậy. Ông không tổng quát hóa bài toán này. Có điều, điểm đẹp đẽ của toán học nói chung, đó là sự tổng quát hóa. Thầy giáo toán của tôi từng nói rằng: Nếu như có một nhà toán học nào đó tìm được một ví dụ cụ thể nào đó, chắc chắn sẽ có một nhà toán học khác tổng quát hóa ví dụ đó. Phương trình trên của Euler không phải là ngoại lệ. Người tổng quát hóa phương trình của ông xuất hiện sau đó 100 năm, với cái tên Eugène Charles Catalan (1814 - 1894).

Và đó là lý do "Giả thuyết Catalan" ra đời. Giả thuyết này được trình bày như sau:

Phương trình Diophante

 

Không có nghiệm nào khác ngoài:

Một lần nữa, tôi sẽ không chứng minh bài toán này, mà thực tế thì tôi cũng không đủ trình độ để chứng minh nổi trường hợp tổng quát

Các bạn thử đoán xem mất bao nhiêu lâu thì giả thuyết này được chứng minh (với đơn vị là năm):

A. 100
B. 200
C. 300
D. 400

Mathematics is the queen of the sciences and number theory is the queen of mathematics. 

Carl Friedrich Gauss 

 

Tạm dịch: "Toán học là bà chúa của khoa học, và số học là bà chúa của toán học."

Và một trong những cuốn sách khiến tôi đam mê với toán học, cũng có tên "Số học - Bà chúa của toán học" của tác giả Hoàng Chúng

Cảm ơn bạn Trần Trung Đức, hồi đấy bạn học lớp 9 thì chắc là cũng tầm tuổi tôi giờ nên gọi "bạn" vậy

Tất nhiên, lúc ngấu nghiến quyển sách này trong ba tháng hè hồi phổ thông, thì tôi không nghĩ được là vì sao lại có câu nói đấy. Bởi vì thực ra mà nói, số học là môn học có ít "trọng lượng" nhất trong số các nhánh toán sơ cấp cũng như toán cao cấp. Tôi không quá rõ về toán cao cấp vì tôi chỉ học một ít trong đại học và không học lên nữa, nhưng đối với toán sơ cấp dạy trong phổ thông thì rất rõ ràng.

Mặc dù chương trình phổ thông lúc đó dạy số học đến lớp 9, nhưng chưa bao giờ bài toán số học trong các kỳ thi lại có điểm cao cả. Thường bài số học sẽ là bài "khó nhất" và chỉ có 1 điểm. Điều này đúng với mọi kỳ thi, từ thi học kỳ, đến thi học sinh giỏi các cấp, thậm chí là cả đối với các kỳ thi quốc tế. Thế nếu như không được chú trọng như vậy, tại sao số học vẫn được mệnh danh là "Bà chúa của toán học"?

Tôi biết được câu trả lời khi tôi bỏ không theo toán được gần chục năm. Đôi khi nghĩ lại thì đó là một tình huống tréo ngoe đi kèm với nực cười.

Bây giờ hãy nghĩ thử nhé. Chúng ta đi học lớp 1 được dạy 1+1 = 2, một hai năm sau thì biết 2x2=4, một vài năm nữa thì biết 4^4=256, thêm một vài năm nữa thì số 256 này biến đi đâu mất để chỉ còn toàn x với y, đôi khi là zigma và pi rồi hàng loạt những ký hiệu cổ quái. Rất nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm thấy chán nản với zigma và pi, cảm thấy tại sao trước kia 1+1 = 2 vui thế mà giờ chứng minh mấy cái bất đẳng thức chẳng có số má gì chán bỏ mẹ (xin lỗi nói bậy), rồi ngáp ngắn ngáp dài trên đống ký hiệu với câu hỏi hiện sinh: Mình học những thứ này để làm gì cho cuộc đời?

Cho đến một ngày tôi nhận ra là tất cả những thứ quan niệm đấy đều sai lầm, bởi tư duy toán học, tư duy số học là thứ trân quý nhất mà cuộc đời này có thể dạy cho tôi.

Toán học không phải là về những con tính, không phải là về những định lý, những giả thuyết, mà nó chính là về mối quan hệ giữa những yếu tố trong đó. Mà rồi số học, lại thể hiện những mối quan hệ đó một cách nguyên sơ, trần trụi nhất, bằng những thứ tưởng chừng như đơn giản nhất, không đáng quan tâm nhất.

Chúng ta ngẫu nhiên chấp nhận những con số 1, 2, 3... trong cuộc đời, chúng ta ngẫu nhiên chấp nhận những phép tính +, -, x, / trong cuộc đời. Nếu đứng riêng rẽ ra, chúng chẳng là gì cả, nhưng khi chúng ta ghép nối chúng lại, không biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh ra. 

Cái ngày mà Pythagoras phát hiện ra rằng:

3x3 + 4x4 = 5x5

Là cái ngày mà nhân loại này có một bước tiến vĩ đại. 

Cái ngày mà Fibonacci đem cộng thử mấy con số vào với nhau để tạo thành dãy:

1, 1, 2, 3, 5, 8...

Là cái ngày khiến cho vài trăm năm sau không biết bao nhiêu tay chơi poker mà biết phải thầm cảm ơn.

Cái ngày mà Euclid chứng minh rằng dãy số nguyên tố vô hạn:

2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23...

Là cái ngày cũng khiến cho vài trăm năm sau trường đại học mật mã ở Việt Nam vẫn có người học (đùa đấy).

Số học được xây dựng trên nền tảng của những thứ cơ bản và thuần túy nhất của toán học như thế. Rồi số học lại dạy ta rằng, nếu chúng ta tổng quát hóa những thứ cơ bản và thuần tý đấy lên, con đường phía trước mặt chúng ta là vô hạn lượng. Đó là lý do vì sao số học lại là bà chúa của toán học, bởi nếu không có phương pháp tư duy của số học, toán học không thể phát triển, và từ đó dẫn đến khoa học không thể phát triển. 

Đây cũng là thứ nguyên lý khiến con người như một giống loài phát triển, và là thứ nguyên lý khiến con người như một cá thể phát triển. 

Cuộc sống vận động với một dạng nguyên lý của riêng nó. Nhưng nếu như chúng ta áp dụng thứ tư duy số học từ cụ thể đến tổng quát (không phải trừu tượng, trừu tượng là phạm trù khác), có rất nhiều lúc chúng ta sẽ thấy rằng mọi thứ đều có thể có sự liên quan đến nhau. Mọi yếu tố đều xuất phát từ đâu đó, giống như mọi số nguyên đều có thể phân tích thành tích các số nguyên tố (ngoại trừ chính các số nguyên tố - thành phần cá biệt điển hình); mọi yếu tố đều có liên kết với nhau, chỉ là chúng ta có tìm tòi được đến cái liên kết đấy hay không; rồi khi tìm được liên kết đấy rồi, chúng ta có đủ khả năng trong cuộc đời chúng ta để tổng quát hóa lên hay không?

Khi bạn tìm được càng nhiều sự liên kết, thế giới quan của bạn càng rộng. Mà về mặt này, những người có năng khiếu về toán, thiên vị và tự hào hơn một chút (xin lỗi) là năng khiếu về số học đi chẳng hạn (thường đi cùng với một đam mê về toán theo cách này hay cách khác) lại có lợi thế hơn những người khác. Mặt trái là đôi khi họ mải mê tìm kiếm những thứ liên kết quá, mải mê tổng quát hóa quá mà quên mất rằng cuộc đời mình vốn hữu hạn trên cái hành trình vô hạn đấy. Hoặc cũng có thể họ mải mê tìm kiếm những thứ nhân tố nhỏ nhất quá mà bị chìm đắm trong cái thế giới của riêng mình. 

Lúc mới đi làm, khi nộp hồ sơ xin việc, rất nhiều người ngạc nhiên rằng tôi học chuyên về toán mà rồi lại làm những công việc toàn có liên quan đến viết lách, sản xuất nội dung, tôi chỉ cười thầm mà nghĩ rằng đó là vì họ không bao giờ đủ tò mò để tìm kiếm sự liên kết giữa những thứ như thế. Còn tôi, khi tìm được sự liên kết đấy thì lại thấy nó thú vị đến mức hoàn toàn chẳng còn theo đuổi ngành toán nữa. Nhưng đôi khi tôi vẫn cảm ơn thứ tư duy được rèn giũa trước kia, bởi nhờ nó mà tôi biết mình ở đâu, biết mình làm được cái gì, hiểu được những người tôi tiếp xúc đang ở đâu, hiểu được họ làm được cái gì, hiểu được xã hội xung quanh tôi đang ở đâu, hiểu được xã hội xung quanh tôi làm được cái gì. Chỉ cần thế thôi, chứ cũng chẳng cần phải hiểu thế giới này đang ở đâu và làm được cái gì. Việc đấy, chỉ đơn thuần về mặt lý thuyết, đã là không thể rời xa

1
13 tháng 3 2020

Đề bài là gì vậy bạn?

Mình thật sự không biết đây là dạng toán lớp mấy... Dăng đại vào toán 7, mong các bạn giúp đỡ ạ! Cảm ơn nhiều!Bài 1: Một giải bóng đá có n đội tham gia thi đấu vòng tròn 1 lượt ( 2 đội bất kỳ đấu với nhau đúng 1 trận). Đội thắng được 3 điểm và đội thua không được điểm nào và đội hòa được 1 điểm. Kết thúc giải thưởng người ta nhận thấy rằng: số trận thắng thua...
Đọc tiếp

Mình thật sự không biết đây là dạng toán lớp mấy... Dăng đại vào toán 7, mong các bạn giúp đỡ ạ! Cảm ơn nhiều!

Bài 1: Một giải bóng đá có n đội tham gia thi đấu vòng tròn 1 lượt ( 2 đội bất kỳ đấu với nhau đúng 1 trận). Đội thắng được 3 điểm và đội thua không được điểm nào và đội hòa được 1 điểm. Kết thúc giải thưởng người ta nhận thấy rằng: số trận thắng thua gấp đôi trận hòa và tổng số điểm của các đội là 176. Tìm n?

Bài 2: Một nước có 20 sân bay mà khoảng cách giữa 2 sân bay nào cũng khác nhau, mỗi máy bay cất cánh từ 1 sân bay và bay đến sân bay nào gần nhất. C/m trên bất kì sân bay nào cũng không thể có quá 3 máy bay đến.

Thanksssssssssssssssssssssssssssssssssss ạ.............................. !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

vui

1
6 tháng 11 2016

Bài này quen quá, hình như là toán lớp 5 thì phải

1/ Ta có: Trận thắng 3 điểm, trận hòa 2 điểm, trận thua 1 điểm

Số trận thắng-thua gấp đôi số trận hòa

Tổng số điểm là 176 điểm

Tỉ số điểm cho trận thắng-thua và hòa là:

(3x2) / (2x1) = 3/1

Tồng số phần bằng nhau: 3+1=4 (phần)

Số điểm cho các đội hòa là:

176 / 4 = 44 (điểm)

Số trận hòa là: 44 / 2 = 22 (trận)

Số điểm cho các đội thắng-thua là:

176 - 44 = 132 (điểm)

Số trận thắng-thua là:

132 / 3 = 44 (trận)

Tổng số các trận đấu là: 44+22 = 66 (trận)

Do n là số đội nên

n.(n-1) : 2

Ta được:

n.(n-1) : 2 = 66

n.(n-1) = 66.2 = 132

Do n và n-1 là 2 số tự nhiên liên tiếp

nên 132 = 12.11

=> n = 12

Vậy có 12 đội thi đấu

27 tháng 10 2020

Đề ở trên là thắng 3đ, thua 0đ, hòa 1đ mà

24 tháng 12 2016

hay thật

 

24 tháng 12 2016

Merry Christmas, too!

Bài 1. Kỳ thi học sinh giỏi huyện môn toán , ba khối 6,7,8 có tất cả 200 học sinh dự thi. Tính số học sinh dự thi môn toán của từng khối ,biết nếu tăng 3/13 số học sinh dự thi môn toán khối 6 , tăng 1/15 số học sinh dự thi môn toán khối 7 và tăng 1/3 số học sinh dự thi môn toán khối 8 thì số học sinh dự thi 3 khối bằng nhau.Bài 2. Người thợ thứ nhất làm 1 dụng cụ mất 12 phút , người thợ...
Đọc tiếp

Bài 1. Kỳ thi học sinh giỏi huyện môn toán , ba khối 6,7,8 có tất cả 200 học sinh dự thi. Tính số học sinh dự thi môn toán của từng khối ,biết nếu tăng 3/13 số học sinh dự thi môn toán khối 6 , tăng 1/15 số học sinh dự thi môn toán khối 7 và tăng 1/3 số học sinh dự thi môn toán khối 8 thì số học sinh dự thi 3 khối bằng nhau.
Bài 2. Người thợ thứ nhất làm 1 dụng cụ mất 12 phút , người thợ thứ 2 làm 1 dụng cụ mất 8 phút . Trong thời gian người thợ thứ nhất 48 dụng cụ , thì người thứ 2 làm được bao nhiêu dụng cụ.
Bài 3: Ba máy xay xay được 359 tấn thóc. Số ngày làm việc của các máy tỉ lệ với 3:4:5. Số giờ làm việc của các máy tỉ lệ theo 6:7:8 , công suất các máy tỉ lệ với 12,15,20. Hỏi mỗi máy xay được bao nhiêu tấn thóc.
Bài 4: Khối lớp 7 của một trường THCS có 3 lớp , với tổng số là 120 học sinh. Nhà trường quyết định chuyển 1 học sinh của lớp 7B và 2 học sinh của lớp 7C sang lớp 7A thì số học sinh ở các lớp 7A,7B,7C lần lượt tỉ lệ với 21,20,19. Tính số học sinh ban đầu của mỗi lớp.

0
30 tháng 11 2016

\(x_1=-0,7\)

29 tháng 11 2016

làm thế nào để sao chép lại đc cả màn hình thế bn, chỉ mk với !!!

29 tháng 11 2016

chụp màn hình nha bn!!!