Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Tham khảo:
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”
Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.
Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu
- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên
+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc
+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư
- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự
- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng
⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm
- Học sinh chép chính xác bài thơ.
- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng
+ Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng
+ Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ
+ Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả
Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Viên xúc xắc mùa thu – Hoàng Nhuận Cầm
Gió đầu ô – Chu Hoạch
Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính
Thu rừng – Huy Cận
Cảm thu tiễn thu – Tản Đà
Cuối thu – Hàn Mặc Tử
Đây mùa thu tới – Xuân Diệu
em chỉ biết từng đó thôi
Thu rừng – Huy Cận
Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
Sắc trời trôi nhạt dưới khe;
Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.
Sầu thu lên vút song song.
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.
Non xanh ngây cả buồn chiều,
– Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.
Tiếng thu – Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Cảm thu tiễn thu – Tản Đà
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Giăng thu bạch
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?
Nào những ai
Bảy thước thân nam tử
Bốn bể chí tang bồng
Đường mây chưa bổng cánh hồng
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my
Nào những ai
Sinh trưởng nơi khuê các
Khuya sớm phận nữ nhi
Song the ngày tháng thoi đi
Vương tơ ngắm rện nhỡ thì thương hoa
Nào những ai
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha
Ruột tầm héo, tóc sương pha
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn
Nào những ai
Cù lao báo đức
Sinh dưỡng đền ơn
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!
Nào những ai
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ huê ghen
Làng chơi duyên đã hết duyên
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi
Nào những ai
Dọc ngang giời rộng
Vùng vẫy bể khơi
Đội giời đạp đất ở đời
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân
Nào những ai
Kê vàng tỉnh mộng
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi
Thôi nghĩ cho
Thu tự giời
Cảm tự người
Người đời ai cảm ta không biết
Ta cảm thay ai, viết mấy lời
Thôi thời
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui
Chi để khách đa tình đa cảm
Một mình thay cảm những ai ai!
Cuối thu – Hàn Mặc Tử
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?
Đây mùa thu tới – Xuân Diệu
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả.
Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái.
Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát, trong đó mọi chi tiết, đường nét, sắc màu đều rất hài hòa, nhịp nhàng, phù hợp với tâm hồn tác giả. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm tưởng chừng không giới hạn; mấy từng cao là dường như nhiều lớp, nhiều tầng chồng lên nhau, gợi cảm giác cao vời vợi. Trên cái nền là bầu trời bát ngát xanh, nổi bật lên hình ảnh thanh tú, mềm mại của cần trúc, tức là cây trúc non chưa trổ lá, cong cong như chiếc cần câu đang đung đưa khe khẽ trước làn gió hắt hiu. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chất chứa đầy tâm trạng bên trong. Sự lay động nhẹ nhàng của cần trúc càng tôn thêm vẻ lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng của mình vào bên trong cần trúc, để cho nó chỉ khe khẽ rung rinh. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu chốn đổng quê, đồng thời cũng là những rung động thực sự trong hồn thơ Nguyễn Khuyến. Giữa cảnh vật và con người nhà thơ có sự đồng điệu, cảm thông tuy thầm lặng nhưng sâu sắc lạ thường. Ở hai câu thực, ngọn bút vẽ vời của Nguyễn Khuyến chuyển từ cao xuống thấp, từ bầu trời cao xa xuống mặt đất gần gũi ngay trước mắt: Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khi khí trời bắt đầu se lạnh, vào lúc sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao hồ thường có một lớp sương mỏng màu tím nhạt, trông xa như khói phủ. Khung cảnh bình thường ấy qua đôi mắt u buồn của thi nhân đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phủ bởi sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu và như chất chứa một điều gì đó bên trong nên thành huyền ảo, mông lung. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời. Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có ý cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng cũng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên, trạng thái của cảnh vật có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này cảnh vật lại có bề rộng, mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa nhưng vẫn mênh mông ý nghĩa bên trong âm điệu và từ ngữ. Nhưng dù ở trạng thái nào đi nữa thì cảnh vật cũng vẫn chất chứa tâm trạng buồn thương.
Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ trong hai câu luận: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Sau khi nhìn mặt nước khỏi phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó nở mấy chùm hoa, có lẽ là hoa cúc. Rõ ràng là hoa năm nay mà cụ Tam Nguyên lại nghĩ là hoa năm ngoái. Trong đêm khuya, từ trên cao văng vẳng vài tiếng chim, khiến nhà thơ bâng khuâng tự hỏi không biết là tiếng ngỗng nước nào? Đó chính là biểu hiện của nỗi niềm hoài cổ khôn khuây của một người luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân nước. Điều gì đang xảy ra trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ ? Con người đang sống trong thực tại mà như lùi về quá khứ, hay bóng dáng quá khứ luôn hiển hiện trong tiềm thức nhà thơ?! Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hòa, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hòa hợp với cảnh vật trong một tâm trạng u uất. cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách cảm, cách nhìn cảnh vật. Như vậy là cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa nở trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời trong đêm khuya thanh vắng mà trỗi dậy cảm xúc xót xa, ngậm ngùi đến não lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của mỗi câu thơ là vậy. Hai câu kết cô đúc tâm trạng chủ đạo của nhà thơ. Trước cảnh thu và hồn thu như thế, thi hứng dạt dào khiến nhà thơ toan cất bút; nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Cụ Tam Nguyên thẹn về nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách cứng cỏi như Đào Tiềm – một vị quan có khí tiết cương trực và cũng là một thi sĩ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc.
Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ.
Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm.
Thu vịnh là một bài thơ rất hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức tinh tế, điêu luyện mà vẫn dung dị, tự nhiên, không mấy ai sánh được.