Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Nghị lực có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm nghị lực là gì?
Biểu hiện của nghị lực:
+ Vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh
+ Không than vãn, bỏ cuộc
+ Quyết tâm hoàn thành công việc đến cùng
...
Vai trò của nghị lực:
+ Giúp cho con người ngày càng mạnh mẽ
+ Giúp con người dễ dàng chạm đến thành công
+ Tôi luyện ý chí của con người
...
Dẫn chứng:
Những bạn trẻ ở vùng cao vượt đèo, lội suối để đi học...
Mở rộng vấn đề:
Trái với nghị lực là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự nghị lực?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng bảo vệ môi trường đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Môi trường sống là nguồn tài nguyên quan trọng và giá trị vô giá mà chính chúng ta đang sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sống và tổn hại đến chính cuộc sống của con người. Chính vì thế, chúng ta cần sự chung sức của tất cả mọi người để bảo vệ và duy trì môi trường sống trong tình trạng lành mạnh và bền vững.
Đầu tiên, chúng ta cần có ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân từ khi còn nhỏ đều cần được truyền đạt và giáo dục về những hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong gia đình và ở trường học. Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ và hành động của mình để giảm thiểu sự ô nhiễm và cải thiện môi trường sống.
Thứ hai, chúng ta cần có sự chung tay của toàn thể xã hội, từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp cho đến cộng đồng địa phương. Chính phủ có thể thiết lập các chính sách và pháp luật để hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sản xuất xanh hơn, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm hơn và đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, chúng ta cần có sự hợp tác của cộng đồng để tạo nên một cuộc sống trong sạch và bền vững. Cộng đồng địa phương có thể tham gia các hoạt động như thu gom rác thải, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và những thực hành cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.
Tóm lại, bảo vệ môi trường sống đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chúng ta cần cùng nhau thay đổi, hành động và xây dựng một môi trường sống lành mạnh, bền vững và đầy niềm hy vọng cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.
Em không đồng ý với ý kiến trên bởi người ta hay nói "nét chữ nết người". Luyện chữ đẹp còn là một cách rèn tư duy về sự cẩn thận, chỉnh chu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chia sẻ: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc của mình”. Dù có trong thời đại nào, chữ viết vẫn luôn có một vị trí không thể thay thế được. Nó mang cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân và cả hồn cốt dân tộc trong từng nét chữ...
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
em có đồng ý . Vì thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy giúp cho thương vong ít xảy ra và đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh .