K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

Nhà thơ Lý Bạch xuất hiện giữa thi đàn của thơ Đường giống như một vị tiên thi (quan hệ từ) thơ của ông không chỉ mang tâm hồn phóng khoáng và lãng mạn mà đôi khi đó còn là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chính là bài thơ thể hiện cho tâm hồn đó. Tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê hương đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.

Chủ đề ngắm trăng nhớ quê là một chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ, Lý Bạch cũng đã sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng với tài năng và cách cảm nhận riêng của ông, bài thơ dường như có những nét đặc sắc riêng biệt về cả nội dung và nghệ thuật. Hai câu thơ đầu của bài thơ là những vần thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp đẽ và huyền ảo:

“Đầu giường ánh trăng rọi 
Ngỡ mặt đất phủ sương” 

Câu thơ làm nổi bật lên cả về không gian và thời gian, đó là đêm khuya trong không gian tĩnh lặng tràn ngập ánh trăng, ánh trăng đã len lỏi vào cả căn phòng, nơi nhà thơ đang nằm nghỉ. Người đọc có thể cảm nhận rõ không gian yên ắng, tĩnh lặng trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng không phải ở nhan đề bài thơ mà đã được gợi lên từ không gian chỉ có ánh trăng, không có sự xuất hiện của âm thanh, đó là một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Trong không gian tĩnh lặng ấy, nhà thơ nhìn ra ánh trăng mà “ngỡ mặt đất phủ sương”, ánh trăng với màu trắng nhẹ in trên mặt đất khiến cho không gian thêm huyền ảo, tác giả đã từ sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác. Chính ánh trăng đẹp đẽ và không gian tĩnh lặng ấy đã là chất xúc tác để nhà thơ nhớ về nơi cố hương.

 

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng 
Cúi đầu nhớ cố hương” 

Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng trước ánh trăng trong không gian, nhà thơ ngẩng mặt lên và nhìn ánh trăng sáng, ánh trăng là biểu tượng cho sự đoàn viên. Trong hoàn cảnh đêm khuya lại có một mình nơi đất khách quê người, tác giả không khỏi nhớ về nơi quê nhà, cố hương của mình. Đó chính là tức cảnh sinh tình, hai câu thơ như đối lập nhau nhưng sự đối lập đó chính là nét đặc biệt về nghệ thuật và nội dung “ngẩng - cúi”, “nhìn - nhớ”, “trăng sáng - cố hương”. Khi ngẩng đầu nhà thơ chợt bắt gặp với những điều gần gũi, thân thuộc đó chính là ánh trăng, sự đoàn viên, rồi sau đó vì những hoài niệm về quê cũ, mảnh đất cũ và những con người cũ đã bao năm không gặp lại, nhà thơ cúi đầu thể hiện nỗi xót xa khó lòng bày tỏ. Bài thơ được làm theo lối thơ cổ, không ràng buộc niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối sinh tình.

“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của tác giả Lý Bạch không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thể hiện được nỗi lòng và tình yêu quê hương tha thiết của một người con xa xứ.

8 tháng 12 2021

MÌNH XIN CẢM ƠN RẤT RẤT RẤT NHIỀUUUUUUUUUUUUUUU

 

12 tháng 12 2021

“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.

tick mk nha!

12 tháng 12 2021

iem cảm ưn ak

Tham khảo

“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.

 

9 tháng 12 2021

cửm unư bạn nhièu lém

 

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)

0