K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Xưa có một nhà làm nghề buôn bán, âm mưu chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thuỷ ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết.

Khi cân hàng bán cho khách thì họ dốc cán cân về phía móc; khi cân hàng mua vào thì lại dốc cán cân về đằng quả.

Do làm ăn điên đảo nên nhà ấy giàu bốc lên nhanh chóng. Đã lắm của lại có hai con trai, mặt mũi khôi ngô, học hành tấn tới. Thiên hạ ai cũng khen là nhà có phúc.

Một hôm, hai vợ chồng bàn với nhau về việc để phúc đức cho con sau này, không nên tiếp tục kéo dài việc làm ăn gian dối, đảo điên nữa.

Bàn xong, hai vợ chồng thuận tình sửa cái lễ sám hối, trên thì cúng Trời, Phật, dưới thì cúng tổ tiên. Rồi đem cái cân ra chẻ. Nhưng ghê thay, khi chẻ ra thì thấy trong cán cân có đọng một cục máu đỏ hon hỏn. Hai vợ chồng nhìn nhau hoảng sợ, từ đó ngày đêm lo làm việc thiện, tu nhân tích đức.

Cách vài năm sau, tự nhiên một đứa con trai lăn ra chết, tiếp đó đứa thứ hai cũng chết nốt. Hai vợ chồng vật vã khóc than, cho rằng mình đã thật bụng cải tà quy chính mà Trời, Phật không chứng quả.

Sau đó, hai vợ chồng cùng mơ thấy có ông Bụt đến bảo cho biết rằng:

–  Vợ chồng ngươi hãy lo tu tỉnh làm ăn, đừng vội trách Trời không có mắt. Trước thấy chúng bay làm ăn lừa lọc, Trời đã sai hai con quỷ đầu thai làm con để phá tán cho hết những của phi nghĩa đi. May mà vợ chồng đã sớm hối cải, tu nhân tích đức, nên Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Vợ chồng cứ chí thú làm ăn rồi Trời sẽ cho hai đứa con khác.

Quả nhiên, về sau vợ chồng nhà ấy đã sinh được hai đứa con trai cũng rất Khoẻ mạnh, khôi ngô và học hành giỏi giang. Họ rất biết ơn Trời Phật và sống yên vui với tuổi già.

:)

Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo : “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em : “Bà cảm ơn cháu ! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu ! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

1 tháng 12 2018

Những tấm gương người tốt, việc tốt luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta giúp cho cuộc đời thêm ấm áp và tươi đẹp hơn, Em được biết đến nhiều người có tấm lòng nhân hậu, luôn suy nghĩ và làm nhiều việc tốt đóng góp cho xã hội qua việc đọc sách báo, xem trên ti vi, Em nhớ nhất là câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh tám mươi tuổi nhà ở phố Hàng Bông, Hà Nội. 

Bà Cao Thị Kim Doanh trước đây là một nhà giáo, nay bà đã cao tuổi và nghỉ hưu nhiều năm. Bà tuy bị bệnh ung thư đã mấy năm nhưng luôn là một người sống lạc quan, có tấm lòng nhân hậu với cộng đồng. Với con cháu bà luôn hết mực thương yêu, với bà con hàng xóm bà sống chan hòa, giản dị, chân thành nên mọi người ai cũng yêu quý.

Tuy tuổi đã cao, cũng không thực sự có điều kiện về kinh tế nhưng bà đã chọn việc làm giản dị và cần mẫn là hàng ngày đan những chiếc áo len để tặng cho trẻ em vùng cao có hoàn cành khó khăn. Bà chia sẻ với mọi người rằng: "Bác xem trên ti vi thấy các cháu ở vùng núi nghèo quá. Trời lạnh như này mà đầu trần, chân đất mặc mỗi cái áo mỏng. Bác nghĩ mình nghỉ hưu rồi cũng không bận gì nên quyết định đan áo cho trẻ con". Dù là áo đem tặng, nhưng những chiếc áo len được bà Doanh đan rất cẩn thận, bà gửi gắm vào đó tình yêu thương của mình đối với cộng đồng, với trẻ em vùng cao. 

Cần mẫn từng mũi đan, mỗi tháng bà Doanh đan được ba chiếc áo, cứ như vậy một năm bà tặng cho trẻ em miền núi gần bốn mươi chiếc áo ấm. Công việc này bà làm đẫ hơn năm năm nhưng chưa một lần bà kể công sức và tiền bạc của mình. Bà luôn tâm niệm một điều "Mình sống được ngày nào thì làm được việc gì tốt ngày đó, bị bệnh không có nghĩa là không làm được việc tốt cho xã hội". Cứ như thế, những chiếc áo len giản dị đơn sơ mang hơi ấm tình yêu thương của bà lộng lẽ đến với trẻ em vùng cao.

Câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Em đã cảm nhận bà giống như một bà tiên với tấm lòng nhân hậu vì luôn đem đến tình yêu thương và sự ấm áp cho trẻ em nghèo. Em rất yêu quý bà và sẽ học tập đức tính quý báu của bà. 

THAM KHẢO

3 tháng 9 2018

Trên dường từ chỗ ấy về đến nhà em làm rớt hết đồ đạc của cô ấy.

Nhưng cô ấy vẫn bình tỉnh và chỉ nói với em rằng: 

" Không sao đâu em...đền cho cô ít tiền là được rồi."

Sao bạn không đặt tên cho câu chuyện?

1 tháng 9 2018

Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:

-  Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?

-  Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.

Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.

Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:

-  Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!

Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .

Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .

Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .

1 tháng 9 2018

Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.

Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.

Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:

- Cô về đâu đấy ạ?

- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .

- Cô nhẹ nhàng trả lời em.

Nghe cô nói, em háo hức hỏi:

- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.

Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!

Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:

- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!

Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.

Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

5 tháng 12 2018

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.

5 tháng 12 2018

BÀI THAM KHẢO 

Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.

Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.

Nguồn: loigiaihay.com



 


 

11 tháng 12 2017

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

12 tháng 12 2017

Bạn đúng phần dưới thôi

11 tháng 11 2018

6.

  Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã tuổi sáu mươi, còn người con gái thì mới chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.


 

11 tháng 11 2018

1. 

….., ngày …. tháng… năm….

Lan thân mến!

Lâu rồi mình và bạn không gặp nhau. Mình viết thư này để hỏi thăm sức khoẻ và kể cho Lan nghe về một ước mơ của mình.

Lan ơi! Dạo này gia đình bạn và bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn ra sao? Gia đình mình vẫn khoẻ. Kết quả học tập của mình vẫn tốt. Ước mơ của mình là trở thành bác sỹ. Mình muốn là bác sỹ vì năm ngoái, mình bị ngã gãy tay. Mẹ mình liền đưa mình đến bệnh viện. Bác sỹ chăm sóc mình là cô Ngân. Cô chăm sóc mình tận tình và chu đáo lắm. Hôm đó mẹ mình mới hỏi: “Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?”. Mình nghĩ tới cảnh cô Ngân làm việc, chăm sóc bệnh nhân nên trả lời ngay: Con muốn làm bác sỹ giống cô Ngân, mẹ ạ!”. Mẹ mình mỉm cười, mình biết mẹ đã hiểu về ước mơ của mình. Mình nghĩ sau này muốn trở thành bác sỹ giỏi thì phải cố gắng trong mọi lĩnh vực.

Thôi! Thư cũng đã dài và điều mình muốn cho bạn biết cũng nói rồi! Mình dừng bút ở đây nhé. Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé! Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ. Tạm biệt bạn thân của tớ!

Bạn thân của Lan

Trâm

18 tháng 9 2018

mk nghĩa ra rồi mỗi tội dài quá mk k muốn viết 

sorry bn nha -_-

18 tháng 9 2018

vd về 1 chấu bé đưa cụ già qua đường chẳng hạn 

27 tháng 3 2018

Câu chuyện có hai nhân vật:

a) Nhân vật tôi.

b) Nhân vật người phụ nữ.

Ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật "tôi" trong truyện thật đẹp. Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người. Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo.