K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Em thấy đó là đúng khi nói “Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu bởi sự tương đồng về bản chất giữa hai nhân vật. Dì Bảy cũng như người phụ nữ chờ chồng trong truyện Hòn Vọng Phu, dì cũng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình. Dành cả thanh xuân, cả cuộc đời để đợi chờ, vậy mà chỉ đổi lấy sự vô vọng. Nếu người phụ nữ trong truyện hòn Vọng Phu trả giá bằng việc hóa đá thì dì Bảy đã phải trả giá bằng cả một cuộc đời cô độc một mình đến già. Họ đều là những người phụ nữ đáng thương, bất hạnh, một lòng với chồng của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

14 tháng 4 2017

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm

22 tháng 12 2016

đừng chép mạng nhé !!!

22 tháng 12 2016

​Câu 4 . Thành nào ? Thủy nào vậy Trần Thị Ánh Nguyệt ?

19 tháng 9 2018

Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)

- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Nhà văn phải là người  đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”.             Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới đây để thấy rõ điều tâm niệm đó.                                                          Người ăn xin    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.    ...
Đọc tiếp

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Nhà văn phải là người  đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”.

            Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới đây để thấy rõ điều tâm niệm đó.

                                                          Người ăn xin

    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

    Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

0
6 tháng 10 2016

1. Bài thơ Bánh trôi nước có điểm giống vs những câu hát than thân trong ca dao:

+ Đều có mô - típ mở đầu bằng cụm từ : ''Thân em''

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

=> Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

2. 

Hình ảnh Bánh trôi nước đc mtả :

+ Miêu tả có màu trắng, được nặn thành viên tròn, bên trong có nhân đường đỏ. Khi nhào bột nhiều nước sẽ làm cho bánh nát (nhão), ít nước sẽ làm cho bánh cứng (rắn). Khi luộc, bánh chìm xuống, khi chín, bánh nổi lên.

+ Bằng các từ ngữ trắng, tròn có thế hình dung đây là một người phụ nữ rất xinh đẹp, trong trắng với một vẻ đẹp tinh khiết và hoàn hảo nhưngcó cuộc đời bất hạnh, khổ cực trong xã hội cũ.Thế nhưng người phụ nữ vẫn giữ vng tấm lòng thuỷ chung son sắt “mà em vn giữ tấm lòng son”.

 - Bài thơ gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong XH xưa : hiện lên vừa đẹp, với tự tin, bản lĩnh trước cuộc đời dù qua bao sóng gió vùi dập nhưng họ vẫn tin vào phẩm giá trong sáng của mình.

6 tháng 10 2016

3. 

Với hai lớp nghĩa trên, nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) có vai trò quyết đinh giá trị của bài thơ bởi vì: bài thơ không đơn thuần ch là việc tả thực chiếc bánh trôi nước mà thông qua đó ->  tác giả Hồ Xuân Hương với tình cảm trân trọng muôn ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đồng thời bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm ni của họ.

4. 

- Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sự đồng cảm cho hoàn cảnh của họ

- Chi tiết thể hiện điều đó là cả bài thơ Bánh trôi nước, nó tuy ngắn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa:

                      Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

                      Bảy nổi ba chìm với nước non

                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                      Mà em vẫn giữ tấm lòng son.