K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Phần mở đầu bài cáo ngoài việc tiêu lên lập trường nhân nghĩa chấn chỉnh của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:

+ Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử “Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc Nam cũng khác”.

+ Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”.

+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”.

⇒ Do đó, phần này có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Nêu lên quan điểm của bản thân.

- Hiểu được một đất nước độc lập cần được thể hiện qua những yếu tố nào.

Lời giải chi tiết:

     Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

→ Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.

7 tháng 5 2023

 Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

=> Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.

3 tháng 3 2023

– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.

– Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

14 tháng 3 2016

Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai sau Nam quốc sơn hà  Lý Thường Kiệt. Cảm hứng nghệ thuật để làm nên một kiệt tác văn chương. Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm một trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.


Với một dân tộc, độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc, là nền của quốc gia. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc một cách rất sâu sắc. Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt 
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời

Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh. Trái lại, trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc phân chia lãnh thổ lại dựa vào nhân định. Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ, nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Trong câu văn, tác giả đã đưa ra các hình ảnh tương đương. Một bên là "Triệu, Đinh, Lý, Trần", bên kia là "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Đặt các triều đại ở vị trí song song, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự to lớn, lớn lao của dân tộc ta. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa. Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại. Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh. Vì sao Đại Việt ta tuy diện tích nhỏ bé, người cũng không đông, lại lớn mạnh sánh ngang với các cường quốc phương Bắc? Phải chăng là do: "... Hào kiệt đời nào cũng có"?

Quả đúng như vậy, làm nên một dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng. Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân:

Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh

Giọng điệu đoạn văn có vẻ trầm lắng hơn, chậm rãi hơn, thể hiện tâm trạng ôn tồn, tâm sự thư thái của tác giả. Sau bao cuộc chiến đấu vất vả, hiểm nguy, con người lại trở về với cảnh thái bình. Câu văn thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thực đất nước. Nó như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người. Cụm từ "từ đây" vừa chỉ thời gian, vừa chỉ không gian. Một cuộc đời mới, một trang sử mới được mở ra cho dân tộc. Xã tắc ấy, giang sơn ấy bắt đầu một cuộc tái sinh vĩ đại. Nhà văn đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc. "Càn khôn", "nhật nguyệt" là hình ảnh của vũ trụ. So sánh nền độc lập dân tộc, tư thế làm chủ của con người với hình ảnh "càn khôn", "nhật nguyệt" để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc ấy, dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra lời tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc: dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình. Nền độc lập của ta là một chân lý vĩnh hằng, một quy luật tất yếu.

Quân dân ta với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với ý chí quyết chiến quyết thắng đã chiến đấu hết mình. Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay 

Đoạn văn có giọng văn nhanh, mạnh, hào hùng, nghe như bước chân con người ra trận. Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc. Bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, tăng tiến, đối lập ta thấy được cái tài của Nguyễn Trãi là làm cho các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ta như thấy một sự đối lập giữa quân ta và quân địch: quân ta càng đánh càng thắng; kẻ địch càng đánh càng thua, càng thất bại nặng nề. Một loạt các địa danh, tên các trận đánh, tên các tướng giặc bại trận góp phần làm cho đoạn văn giàu tính thời sự, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ trước mắt ta một bức tranh hoành tráng. Có thể nói, lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại. Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ:

Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng 
ngầm giúp đỡ mới được như vậy 

Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy. Nhà văn khẳng định: chiến thắng được làm nên bởi chính nỗi đau thương mất mát của dân tộc. Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc, bởi ý chí quyết chiến quyết thắng. Không chỉ vậy, chiến thắng còn được tạo dựng bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta. Qua đây ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Đến hôm nay, đọc lại Bình Ngô đại cáo ta vẫn thấy vô cùng tự hào. Bài cáo như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi, thức tỉnh thế hệ thanh niên, học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời. Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.

b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:

+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)

+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.

27 tháng 2 2021

Đất nước Việt Nam chúng ta sau bao thăng trầm lịch sử tất không thể thiếu cho mình những bản tuyên ngôn độc lập. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, sau “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt, và trước “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trãi là một người văn võ toàn tài, từng làm quan dưới triều nhà Hồ. Sau đó, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vua Lê Lợi. Ông được xem là một nhà văn hóa lớn, với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cũng như tư tưởng Việt Nam. Ông còn được công nhận là danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Vào năm 1428, sau cuộc chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.

Đầu tiên, tại sao lại nói “Đại cáo Bình Ngô” là một bản tuyên ngôn độc lập? Thế, tuyên ngôn độc lập là gì? Tiêu chuẩn để được xem là một bản tuyên ngôn độc lập thì đầu tiên tác phẩm đó phải được viết trong hoặc sau một cuộc chiến. Ta có thể thấy “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên – được viết trong cuộc chiến chống Tống. Còn “Tuyên ngôn độc lập” thì được chủ tịch Hồ Chí Minh viết sau chiến thắng giặc Pháp năm 1945. Tương tự, “Đại cáo bình Ngô” là được viết sau chiến thắng quân Minh. Nội dung của một bản tuyên ngôn độc lập phải bao gồm ba phần: khẳng định dân tộc, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình. Không nhất thiết ohải đọc kĩ, ai cũng có thể thấy rằng bài cáo đã chứa đủ cả ba điều kiện trên. Dáng dấp tuyên ngôn độc lập được thể hiện rõ nét nhất là qua đoạn đầi của “Đại cáo bình Ngô”

Ngay từ những câu đầu tiên, “Đại cáo bình Ngô” đã khẳng định tính hiển nhiên của nền văn hiến nước nhà. Các cụm từ “từ trước”, “vốn ” nhấn mạnh tính lâu đời của dân tộc. Tiếp nối là “đã chia”, “phong tục… cũng khác” như vạch rõ ranh giới khác biệt của bờ cõi hai nước, không thể nhầm lẫn. Tất cả như khẳng định lại tính hiển nhiên, vốn có, sự lâu đời của nền độc lập nước ta. Sau đó, Nguyễn Trãi đã điểm danh các triều đại của nước ta “Triệu, Đinh, Lí, Trần” song song với các triều ở phương bắc “Hán, Đường, Tống, Nguyên”. Cách dùng từ “xưng đế một phương” như chỉ sự ngang hàng, không thua kém dù chúng ta chỉ là một nước nhỏ. Từ xưa, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Tuy nhiên, từ đời nhà Ngô, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế, nhấn mạnh sự ngang hàng của hai nước. Biện pháp liệt kê cũng như câu đối của tác giả càng khiến chúng ta cảm nhận được rõ hơn tầm vóc của cả hai nước. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc: “hào kiệt đời nào cũng có”. Nghệ thuật liệt kê lại được vận dụng để nhấn mạnh sự thất bại của kẻ thù, : “Lưu Cung… thất bại”, “Triệu Tiết … tiêu vong”, “bắt sống Toa Đô”, “giết tươi Ô Mã”, nhấn mạnh chủ quyền dân tộc. Ở cuối đoạn, “chứng cớ còn ghi” như lần nữa nhấn mạnh lại nền độc lập dân tộc, như chỉ rằng chứng cớ ghi rõ, chối cũng không được.

Ta có thể nói “Đại cáo bình Ngô” là một bản nâng cấp của “Nam quốc sơn hà” làm hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn đầu tiên của nước ta. Trong khi Lý Thường Kiệt chỉ dùng bốn câu ngắn ngủi để nhấn mạnh độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã có một bài cáo dài để lấp đi tất cả các khuyết điểm của Lý Thường Kiệt. Thay vì chỉ nói đơn giản “nam đế cư”, Nguyễn Trãi đã liệt kệ rõ các triều đại Việt Nam trước đó, làm rõ thêm cho chữ “đế” của Lý Thường Kiệt. “Định phận tại thiên thư”, sách trời thì quá xa vời với con người, dù biết trời cao đại diện cho sự đúng đắn và chính trực, tuy nhiên không ai có thể thấy, nhưng bài cáo lại lần nữa làm rõ khi nói “chứng cớ còn ghi”, tức ai nếu tìm hiểu đều sẽ thấy, không phải thứ bí ẩn bị che giấu gì. Tất cả như tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc khi đề cập tới tính sở hữu lãnh thổ Việt Nam. Không như Lý Thường Kiệt chỉ buông một lời hâm dọa “lai xâm phạm… thủ bại hư”, “Đại cáo bình Ngô” đã hóa thực lời hâm dọa đó khi kể tên các chiến công lẫy lừng của nhân dân ta trong lịch sử chống và giết giặc. Nhấn mạnh tính chủ quyền cũng như cho mọi người cùng rõ đó không phải là một lời nói suông. Từ đó, “Đại cáo bình Ngô” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, làm hoàn thiện hơn phiên bản đầu tiên.

TL
5 tháng 2 2021

Nếu như bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang vọng trên tuyến sông Như Nguyệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam thì bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Sở dĩ gọi bài cáo “Bình ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà.

 

“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Với giọng thơ hào hùng, dứt khoát, giống như lời khẳng định chắc nịch “Nước Nam là của nhân dân Việt Nam”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Em đồng ý với ý kiến trên của tác giả. Bài thơ ra đời khi đất nước đang kháng chiến quân xâm lược. Nội dung bài thơ nhằm khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, răn đe quân xâm lược. Vì vậy nó xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

31 tháng 8 2023

Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Tôi đồng ý với ý kiến này. Vì xét về mặt thời gian, đây là bài thơ sớm nhất thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.