K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau

-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò

-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn

-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)

b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng

-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.

2 tháng 10 2018

Giải thích: Mục 4, SGK/148 - 149 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

22 tháng 10 2017

a) Tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

    - Áp dụng công thức: Trâu (hoặc Bò) của vùng / (tổng Trâu + Bò) x 100% = %

    - Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%

    - Hoặc %Bò của Tây Nguyên = 616,9 / (71,9 + 616,9) x 100% = 89,6%

    Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

(Đơn vị: %)

  Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 34,5 65,1 10,4
65,5 34,9 89,6

b,

    + Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.

    + Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

4 tháng 12 2019

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án: Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi

=> Thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh +  địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng TDMNBB.

5 tháng 4 2019

Đáp án: B

Giải thích: SGK/147, địa lí 12 cơ bản.

11 tháng 12 2019

Đáp án D

28 tháng 5 2017

Đáp án: C

Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi nên rất thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh, địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

14 tháng 4 2017

Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng(sgk trang 148) => Chọn đáp án D

13 tháng 6 2018

- Khả năng;

+ Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

+ Nguồn thức ăn từ hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi lợn.

- Hiện trạng:

+ Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

+ Đàn lợn tăng nhanh và đạt hơn 5,8 triệu con (năm 2005), chiếm 21% đàn lợn cả nước.

+ Khó khăn trong công tác vận chuyển các sán phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị); đồng cỏ có năng suất thấp.