Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
Tả cô giáo đã để lại cho em ấn tượng tốt đẹp
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Đề: Hãy miêu tả cảnh dòng sông vào một đêm trăng
Đã khuya rồi mà dòng sông Nguyễn quê tôi vẫn còn thao thức, thầm thì hát ca giữa lòng thị trấn…
Phải chăng, sông cũng vui vì một buổi tối đẹp trời? Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh. Vầng trăng tròn vành vạnh lặng lẽ tỏa sáng. Trăng như người họa sĩ trải lên mặt sông những mảng màu bạc lấp lánh. Rồi sông thoáng lặng yên như mơ mộng ngắm bầu trời đêm. Sông giấu cả bóng trăng tròn vào tận đáy lòng mình. Gió nghịch ngợm, không ngừng xô những gợn sáng đập vào bờ. Thỉnh thoảng, có chú cá bất ngờ quẫy mình làm vỡ cả bóng trăng. Mặt nước xao động như nuối tiếc.
Trên sông, con thuyền lững lờ như một du khách đang dạo chơi ngắm cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả. Ven bờ, phía vòm lá đẫm sương lấp lánh, vọng lên bài đồng ca muôn giọng của ếch nhái. Cây lá xào xạc thủ thỉ trò chuyện với dòng sông. Sông dịu dàng và khẽ khàng đáp lời…
Ai đã từng ngắm dòng sông Nguyễn quê tôi vào một đêm đẹp trời, hẳn sẽ cảm nhận được tâm hồn chan chứa tình yêu của nó dành cho những người bạn thiên nhiên xung quanh…
Bài Thánh Gióng:
a)Chủ đề:Gióng là con của người nông dân lương thiện: Gióng gần gũi với mọi người; Gióng là người anh hùng của nhân dân.
b)
- Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.
- Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.
- Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
c)Có thể đặt tên khác ví dụ:Người anh hùng làng Gióng chẳng hạn
So sánh:Tên troóc hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt
Gia đình em có bốn người bố, mẹ em và một cậu em trai ngoan ngoãn. Em trai em tên là Vũ và em cũng rất yêu quý em Vũ nhất trong nhà.
Em Vũ năm nay em mới có 5 tuổi. Em Vũ ngoan lắm cho nên cả nhà ai ai cũng yêu quý em. Là con trai nên em cũng có lúc nghịch ngợm nhưng khi được cả nhà chỉ bảo là em nghe theo ngay. Mái tóc của em lưa thưa thật mềm mại biết bao nhiêu, ở lớp em cũng rất được cô giáo yêu quý. Bạn bè của Vũ cũng thích chơi với Vũ. Mỗi lần đi chơi nhà bạn gần nhà em cũng đều xin phép bố mẹ cần thận rồi mới đi. Khi em học bài thì Vũ cũng thích lắm, nó cứ chăm chú nhìn em học và cũng biết được những chữ cái mà cô giáo trong trường mầm non dạy cho. Vũ có trí nhớ cũng thật tốt, chỉ cần học vài ba lần là nó cũng đã thuộc được những câu thơ ngắn. Hay thỉnh thoảng còn đứng kể truyện cổ tích cho cả nhà nghe nữa.Những câu truyện cổ tích Vũ kể nó cũng chỉ là kể được những điểm cốt chuyện, lắm khi còn lộn xộn, kể qua một đoạn mới nhớ ra quên mất chi tiết làm cả nhà cười lăn ra.
Vũ có dáng người nhỏ nhỏ nhưng nhanh nhẹn lắm, ở lớp không ai chạy nhanh bằng nó. Ai cũng thích nói chuyện với Vũ vì Vũ lại có tính hài hước nữa.Em cũng rất quý em Vũ và tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt để cho em Vũ noi theo.
Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.
Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.
Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.
Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.
Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.
Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ong bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.
Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.
Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.
Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.
Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.
Mưa lũ xảy ra trong 2 ngày (10-11/10) tại tỉnh Sơn La đã làm 11 người chết, mất tích và bị thương, gần 200 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, hư hỏng, gần 300ha lúa, ngô bị thiệt hại.... Đến 15h ngày 11/10, 3 người hiện đang mất tích tại xã Song Khủa và Lóng Luông huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vẫn chưa tìm thấy.
Hiện toàn tỉnh có 11 người chết, mất tích và bị thương, gần 200 ngôi nhà bị cuốn trôi, sạt lở, hư hỏng, gần 300 ha lúa, ngô bị thiệt hại.
Hệ thống giao thông đến 6 xã vùng Mường của huyện Phù Yên bị cô lập hoàn toàn do 2 mố cầu của xã Gia Phù bị cuốn trôi.
Hệ thống giao thông các xã Chiềng Yên, Suối Bàng, Liên Hòa, Mường Men, Song Khủa của huyện Vân Hồ bị cô lập hoàn toàn....
Huyện Phù Yên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ này, đến chiều nay mưa vẫn rất to, nước lũ trên suối Tấc tiếp tục dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực dân cư và diện tích hoa màu các xã dọc theo bờ suối.
Theo người dân ở huyện cho biết: Đã nhiều năm nay bây giờ mới thấy có trận lũ lớn như vậy xảy ra tại Phù Yên. Đâu đâu cũng thấy nước lũ tràn về ngập hết cả cánh đồng Mường Tấc. Riêng tại bản Chiềng Sung, xã Quang Huy có 50 hộ dân thì 47 nhà bị ngập.
Chị Đinh thị Sung người dân ở bản Chiềng Sung cho biết: “Bà con ở đây thiệt hại nhất là về cánh đồng ruộng. Hầu như là 100% đều thiệt hại hết. Bây giờ trời vẫn chưa tạnh, không biết có cứu được thóc lúa nữa không”.
Thông tin mới nhất tại huyện Phù Yên, đến 15h chiều nay, huyện có 2 người chết và 2 người bị thương, 148 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó 28 nhà bị sập đổ hoàn toàn, gần 280ha lúa bị thiệt hại, nhiều công trình hạ tầng điện, trường học, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng. Trung tâm thị trấn Phù Yên vẫn bị cô lập hoàn toàn.
Ngay sáng nay, huyện Phù Yên đã cho học sinh tất cả các trường nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Công tác cảnh báo lũ cũng được đẩy mạnh, phát thường xuyên diễn biến lũ trên hệ thống loa truyền thanh.
Do giao thông đến 6 xã vùng Mường bị hư hỏng nặng nên huyện chỉ đạo đến các xã, bản chủ động triển khai công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại huyện Vân Hồ, mưa lũ cũng làm sạt lở, cuốn trôi 4 nhà dân tại các xã: Song Khủa, Mường Tè, Liên Hòa, Chiềng Khoa, gây ngập úng và cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu, nhiều tuyến đường bị sạt lở và cô lập.
Tại xã Suối Bàng, lũ lớn đã cuốn trôi 1 cầu treo tại bản Khoang Tuống. Huyện đã di chuyển khẩn cấp 4 hộ có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Vân Hồ đã thành lập đoàn xuống kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các địa phương bị thiệt hại, đồng thời, chỉ đạo các xã huy động lực lượng tại chỗ xuống các bản giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, tìm kiếm người mất tích.
Ông Tếnh A Chìa - Chủ tịch UBND xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ cho biết: Xã có 1 người bị mất tích, nạn nhân là bà Sồng thị Ganh (bản Co Lóng) đang ở lán nương, lũ lớn tràn về cuốn trôi hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Mưa lũ còn gây thiệt hại về người và tài sản tại huyện Mường La, Bắc Yên và Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Các địa phương đã kịp thời triển khai công tác kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục các điểm bị ngập úng, sạt lở, đến thăm hỏi, động viên gia đình có người chết, nhà bị cuốn trôi./.
Lên mạng mà tìm