K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016

Cảm nghĩ của em là : Qua đồng tiền Thái Bình Hưng đã khẳng định quyền tự chủ độc lập curc nước ta, Không cần phụ thuộc vào Trung Quốc, có đồng tiền riêng Và đó cũng là đồng tiền đầu tiên của nước VN

Chúc bạn học tốt ! banhqua

22 tháng 9 2016

- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.

- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

vui Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!

 

28 tháng 9 2016

Thks bn nhìu nha Sweet-Blackrose2503

14 tháng 5 2023

Văn hóa : đạt được nhiều thành tựu 

Tôn giáo : Nho giáo chiếm vị trí động tôn 

Văn học : 

+ Văn học chữ hán phát triển và chiếm vị trí ưu thế , một số tác phẩm tiêu biểu Quân Trung Từ Mệnh Tập , Bình Ngô đại cáo ,..

+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng , các tác phẩm tiểu biểu : Quốc Âm thi tập , Hồng Đức Quốc Âm thi tập 

- Sử học , địa lí học : 

- Sử học :coi trọng việc chép sử , tác phẩm tiêu biểu Đại Việt sử 

- Địa lí :Biên soạn các bộ sách địa lí , bản đồ , tác phẩm tiêu biểu Dư địa chí ( Nguyễn Trãi )

- Toán học : có tác phẩm Đại Thành toán pháp , Lập Thành toán pháp 

- Y học : Có bản thảo thực vật toát yếu 

- Kiến trúc - điêu khắc : nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long 

- Nghệ thuật : Nhã nhạc cung đình , tuồng , chèo ngày các phát triển 

- Giáo dục : rất phát triển 

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+ Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

 

 

14 tháng 5 2023
Văn hoá:                                                                                      - Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.                                                                                              -Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.Coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ.                                                                                                -Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long,…Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,… ngày càng phát triển.                                -Giáo dục:Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để chọn quan lại.Lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt.Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc:                              -Lương Thế Vinh: đỗ trạng nguyên năm 1463, là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa, được vua và nhân dân quý mến.                                                                  -Ngô Sĩ Liên: đỗ Tiến sĩ năm 1442, là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử kí toàn thư.                                                                       -Lê Thánh Tông: là vị hoàng đế anh minh, tài năng xuất chúng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.Để lại di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với trên 300 bài thơ chữ Hán và tập Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ nôm.Hội Tao đàn do ông thành lập đánh dầu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.Dưới thời ông trị vì, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ, có hơn 500 người đỗ tiến sĩ.                     -Nguyễn Trãi: là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.Tư tưởng “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”: là bài học quý bàu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…                                                                          ~~ CHÚC BẠN MAI THI TỐT~~
2 tháng 12 2016

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

Chính sách đối nội :
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.
- Chính sách đối ngoại :
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc (triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm phạm đến lãnh thổ Đại Việt).
+ Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.

 

 
14 tháng 12 2021

theo tớ thì đáp  án là A

14 tháng 12 2021

A

Tham khảo:

Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

___Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngôi giết chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.
Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.
Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

17 tháng 1 2022

tham khảo 

Nguyên nhân :

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.
- Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.