K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
11 tháng 8 2017

Lời giải:

Ta có \(\left\{\begin{matrix} \log_ab=\frac{b}{4}\\ \log_2a=\frac{16}{b}\end{matrix}\right.\Rightarrow 4=\log_2a.\log_ab=\log_2b\)

\(\Rightarrow b=16\).

\(\log_2a=\frac{16}{b}=1\Rightarrow a=2\)

Do đó \(a+b=18\). Đáp án D.

13 tháng 11 2017

em chưa có học

AH
Akai Haruma
Giáo viên
11 tháng 8 2017

Lời giải:

Sử dụng công thức \(\log_ab=\frac{\ln b}{\ln a}\)

\(\Rightarrow A=\frac{\ln 2}{\ln 3}.\frac{\ln 3}{\ln 4}.\frac{\ln 4}{\ln 5}....\frac{\ln 15}{\ln 16}\)

\(\Leftrightarrow A=\frac{\ln 2}{\ln 16}=\log_{16}2=\frac{1}{4}\)

Đáp án C.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
7 tháng 7 2017

Lời giải:

Giả sử \(\log _{3}a=\log_4b=\log_{12}c=\log_{13}(a+b+c)=t\)

\(\Rightarrow 13^t=3^t+4^t+12^t\)

\(\Rightarrow \left ( \frac{3}{13} \right )^t+\left ( \frac{4}{13} \right )^t+\left ( \frac{12}{13} \right )^t=1\)

Xét vế trái , đạo hàm ta thấy hàm luôn nghịch biến nên phương trình có duy nhất một nghiệm \(t=2\)

Khi đó \(\log_{abc}144=\log_{144^t}144=\frac{1}{t}=\frac{1}{2}\)

Đáp án B

20 tháng 10 2017

cho em hỏi tại sao lại có 3^t +4^t +12^t=13^t. Với lại em không hiểu chỗ tại sao hàm số nghịch biến. Và tại sao từ \(\log_{abc}144=\log144_{144^t}=\dfrac{1}{t}\)

NV
8 tháng 8 2020

\(y=\left(x^2+x+m\right)^2=\left[\left(x+\frac{1}{2}\right)^2+m-\frac{1}{4}\right]^2\)

Đặt \(x+\frac{1}{2}=t\Rightarrow-\frac{3}{2}\le t\le\frac{5}{2}\)\(\frac{1}{4}-m=n\)

\(\Rightarrow y=f\left(t\right)=\left(t^2-n\right)^2=t^4-2nt^2+n^2\)

Hàm trùng phương nên đồ thị đối xứng qua \(t=0\)

\(f'\left(t\right)=4t\left(t^2-n\right)=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}t=0\\t^2=n\end{matrix}\right.\)

- Nếu \(n\le0\Rightarrow f'\left(t\right)=0\) có nghiệm duy nhất \(t=0\)

\(\Rightarrow f\left(t\right)_{min}=f\left(0\right)=n^2=4\Rightarrow n=-2\Rightarrow m=\frac{9}{4}\)

- Nếu \(n>0\) ta chỉ cần quan tâm 2 nghiệm \(\left[{}\begin{matrix}t=\sqrt{n}\\t=-\sqrt{n}\end{matrix}\right.\) do \(t=0\) là cực đại nên min ko thể xảy ra tại đây

+TH1: \(n>\frac{25}{4}\Rightarrow f\left(t\right)_{min}=f\left(\frac{5}{2}\right)=\left(n-\frac{25}{4}\right)^2=4\)

\(\Rightarrow n=\frac{33}{4}\Rightarrow m=-8\)

+ TH2: \(0\le n\le\frac{25}{4}\Rightarrow f\left(t\right)_{min}=0\ne4\) (ktm)

Vậy \(\left[{}\begin{matrix}m=\frac{9}{4}\\m=-8\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow B\)

8 tháng 8 2020

Cho mình hỏi là sao mình tìm khoảng giá trị của x2+x xong rồi tìm giá trị min trên đoạn [-2;2] thì sẽ ra

(m-\(\frac{1}{4}\))2=4 thì lại không được nhỉ ??

AH
Akai Haruma
Giáo viên
17 tháng 12 2017

Câu 1:

\(y=x^3-3x^2-2\Rightarrow y'=3x^2-6x\)

Gọi hoành độ của M là \(x_M\)

Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị (C) tại M bằng 9 tương đương với:

\(f'(x_M)=3x_M^2-6x_M=9\)

\(\Leftrightarrow x_M=3\) hoặc $x_M=-1$

\(\Rightarrow y_M=-2\) hoặc \(y_M=-6\)

Vậy tiếp điểm có tọa độ (3;-2) hoặc (-1;-6)

Đáp án B

Câu 2:

Gọi hoành độ tiếp điểm là $x_0$

Hệ số góc của tiếp tuyến tại tiếp điểm là:

\(f'(x_0)=x_0^2-4x_0+3\)

Vì tt song song với \(y=3x-\frac{20}{3}\Rightarrow f'(x_0)=3\)

\(\Leftrightarrow x_0^2-4x_0+3=3\Leftrightarrow x_0=0; 4\)

Khi đó: PTTT là:

\(\left[{}\begin{matrix}y=3\left(x-0\right)+f\left(0\right)=3x+4\\y=3\left(x-4\right)+f\left(4\right)=3x-\dfrac{20}{3}\end{matrix}\right.\) (đt 2 loại vì trùng )

Do đó \(y=3x+4\Rightarrow \) đáp án A

AH
Akai Haruma
Giáo viên
17 tháng 12 2017

Câu 3:

PT hoành độ giao điểm:

\(\frac{2x+1}{x-1}-(-x+m)=0\)

\(\Leftrightarrow x^2+(1-m)x+(m+1)=0\) (1)

Để 2 ĐTHS cắt nhau tại hai điểm pb thì (1) phải có hai nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow \Delta=(1-m)^2-4(m+1)> 0\)

\(\Leftrightarrow m^2-6m-3> 0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m< 3-2\sqrt{3}\\m>3+2\sqrt{3}\end{matrix}\right.\)

Kết hợp với m nguyên và \(m\in (0;10)\Rightarrow m=7;8;9\)

Có 3 giá trị m thỏa mãn.

Câu 1 : Cho hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và bằng a , độ dài đường cao bằng h . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho . A. R = \(\frac{a^2}{2h}\) B. R = \(\frac{2a^2}{h}\) C. R = \(\frac{2h^2}{a}\) D. R = \(\frac{h^2}{2a}\) Câu 2 : Cho hình chóp S.ABCD có cạnh đáy a , cạnh bên bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD A....
Đọc tiếp

Câu 1 : Cho hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và bằng a , độ dài đường cao bằng h . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho .

A. R = \(\frac{a^2}{2h}\) B. R = \(\frac{2a^2}{h}\) C. R = \(\frac{2h^2}{a}\) D. R = \(\frac{h^2}{2a}\)

Câu 2 : Cho hình chóp S.ABCD có cạnh đáy a , cạnh bên bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

A. \(\frac{3a}{2}\) B. \(\frac{a}{2}\) C. a D. \(\frac{3a}{4}\)

Câu 3 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AB = \(a\sqrt{2}\) , SA = SB = SC . Góc giữa SA và (ABC) bằng 600 . Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp S.ABC

A. \(\frac{16\Pi a^2}{9}\) B. \(\frac{16\Pi a^2}{3}\) C. \(4\Pi a^2\) D. \(\frac{64\Pi a^2}{3}\)

Câu 4 : Cho mặt cầu (S) có bán kính R = \(\sqrt{3}\) . Xét các điểm A ,B , C , D nằm trên mặt cầu (S) sao cho AB , AC , AD đôi một vuông góc với nhau . Thể tích khối tứ diện ABCD có giá trị lớn nhất bằng

A. \(\frac{8}{3}\) B. 8 C. 4 D. \(\frac{4}{3}\)

help me !!!!!!

3
NV
30 tháng 8 2020

4.

Gọi M là trung điểm CD, qua M kẻ đường thẳng song song AB

Gọi N là trung điểm AB, qua N kẻ đường thẳng song song AM

Gọi giao của 2 đường thẳng trên là O \(\Rightarrow\) O là tâm (S)

\(\Rightarrow AO=R=\sqrt{3}\)

Đặt \(AB=x;AC=y;AD=z\)

\(AN=\frac{AB}{2}=\frac{x}{2}\) ; \(AM=\frac{CD}{2}=\frac{1}{2}\sqrt{AC^2+AD^2}=\frac{1}{2}\sqrt{y^2+z^2}\)

Áp dụng Pitago: \(AO^2=AN^2+AM^2\)

\(\Rightarrow\frac{x^2}{4}+\frac{1}{4}\left(y^2+z^2\right)=3\Rightarrow x^2+y^2+z^2=12\)

\(V=\frac{1}{3}xyz\le\frac{1}{3}\left(\frac{x+y+z}{3}\right)^3\le\frac{1}{3}\left(\frac{\sqrt{3\left(x^2+y^2+z^2\right)}}{3}\right)^3=\frac{8}{3}\)

NV
30 tháng 8 2020

2.

Gọi O là tâm đáy \(\Rightarrow SO\perp\left(ABCD\right)\)

\(AC=a\sqrt{2}\Rightarrow AO=\frac{1}{2}AC=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

\(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\frac{a}{2}\)

Áp dụng công thức từ câu 1:

\(R=\frac{SA^2}{2SO}=\frac{3a}{4}\)

3.

\(BC=AB\sqrt{2}=2a\)

Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC) \(\Rightarrow\) H đồng thời là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy

\(\Rightarrow\) H là trung điểm BC

\(\Rightarrow\widehat{SAH}=60^0\Rightarrow SH=AH.tan60^0=\frac{BC}{2}tan60^0=a\sqrt{3}\)

\(SA=\frac{AH}{cos60^0}=2a\)

\(\Rightarrow R=\frac{SA^2}{2SH}=\frac{2\sqrt{3}a}{3}\)

\(S=4\pi R^2=\frac{16\pi a^2}{3}\)

Câu 1 : Mặt cầu (S) có bán kính R = \(a\sqrt{2}\) . Tính diện tích của mặt cầu (S) A. \(8a^2\) B. \(4\Pi a^2\) C. \(8\Pi a^2\) D. \(16\Pi a^2\) Câu 2 : Công thức tính thể tích khối cầu có bán kính R ? A. \(\frac{4}{3}\Pi R^2\) B. \(\frac{4}{3}\Pi R^3\) C. \(\frac{1}{3}\Pi R^3\) D. \(\Pi R^3\) Câu 3 : Một hình hộp chữ nhật có ba kích thước...
Đọc tiếp

Câu 1 : Mặt cầu (S) có bán kính R = \(a\sqrt{2}\) . Tính diện tích của mặt cầu (S)

A. \(8a^2\) B. \(4\Pi a^2\) C. \(8\Pi a^2\) D. \(16\Pi a^2\)

Câu 2 : Công thức tính thể tích khối cầu có bán kính R ?

A. \(\frac{4}{3}\Pi R^2\) B. \(\frac{4}{3}\Pi R^3\) C. \(\frac{1}{3}\Pi R^3\) D. \(\Pi R^3\)

Câu 3 : Một hình hộp chữ nhật có ba kích thước tương ứng là a , 2a , 2a . Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình hộp

A. \(\frac{9\Pi a^3}{5}\) B. \(\frac{9\Pi a^3}{4}\) C. \(9\Pi a^3\) D. \(\frac{9\Pi a^3}{2}\)

Câu 4 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) . Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SC tạo với đáy 1 góc 600 . Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

A. Tâm là trung điểm SC , R = 2a

B. Tâm là trung điểm SC , R = 4a

C. Tâm trùng với tâm của đáy , R = a

D. Tâm là trung điểm SD , R = \(\frac{a\sqrt{15}}{2}\)

Câu 5 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với đáy , cạnh bên SB bằng \(a\sqrt{3}\) . Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp S.ABCD

A. \(\frac{4}{3}\Pi a^3\) B. \(\frac{16\sqrt{2}}{3}a^3\) C. \(12\sqrt{3}a^3\) D. \(\frac{4}{3}a^3\)

HELP ME !!!!!!!!!!!!!

4
AH
Akai Haruma
Giáo viên
30 tháng 8 2020

Câu 5:

Tương tự câu 4, ta thấy tâm $I$ của khối cầu ngoại tiếp $S.ABCD$ là trung điểm $SC$

Theo định lý Pitago:

$SA^2=SB^2-AB^2=(a\sqrt{3})^2-a^2=2a^2$

$AC^2=AB^2+BC^2=a^2+a^2=2a^2$

$SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=\sqrt{2a^2+2a^2}=2a$

Do đó: $R=SI=IC=\frac{SC}{2}=a$

Thể tích khối cầu ngoại tiếp S.ABCD là:

$V=\frac{4}{3}\pi R^3=\frac{4}{3}\pi a^3$

Đáp án A

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
30 tháng 8 2020

Câu 4:

$AC=\sqrt{AB^2+AD^2}=2a$

$(SC, (ABCD))=\widehat{SCA}=60^0$

$\Rightarrow \frac{SA}{AC}=\tan \widehat{SCA}=\tan 60^0=\sqrt{3}$

$\Rightarrow SA=\sqrt{3}.AC=2\sqrt{3}a$

$SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=\sqrt{(2\sqrt{3}a)^2+(2a)^2}=4a$

Gọi $I$ tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp. $IS=IA=IC$ nên $I$ là tâm ngoại tiếp tam giác $SAC$

$\Rightarrow I$ là trung điểm $SC$.

Bán kính $IS=IC=\frac{AC}{2}=\frac{4a}{2}=2a$

Đáp án A