K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2019

A)Theo mk hành động của Lâm là sai vì Lâm ko hỏi ý kiến bác mà đã tự ý mở ra xem vì như thế là xâm phạm quyền riêng tư của người khác(chắc thế)

B)Nếu mk là Lâm mk sẽ hỏi ý kiến Bác rồi đọc lá thư cho Bác ý nghe.

5 tháng 5 2019

A) hành động của Lâm là sai vì bác tám ko nhờ Lâm đọc hộ

b) Nếu là lâm, em sẽ hỏi bác tám có cần đọc hộ thư ko, nếu ko thì em sẽ trả bác, còn nếu cần thì em sẽ đọc hộ Bác

k mình đúng nhé!!!!!

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết...
Đọc tiếp

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách... Cánh thanh niên theo được Bác còn đến "Tết"".

 

        Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70 ki-lô-mét đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ độ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác, mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ...Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

        Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiều. 

        Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý. Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm "ăn chắc", nhà nhiếp ảnh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

       -Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

     Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

        Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Ba-tốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

       Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

       -Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

       Đồng chí Văn phân trần:

     -Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác... Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng Tham mưu trưởng. Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách...

       Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xung quanh. Sau đó Người cầm cái nĩa, giơ lên nói:

       -Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

1. Em hãy tìm những chi tiết trong câu truyện trên cho thấy Bác rất tíc cực rèn luyện sức khỏe trong mọt hoàn cảnh?

 

2. Trong lúc đi bộ, Bác còn kết hợp làm những việc gì ?

 

3. Bác có bí quyết gì để đi bộ nhiều mà không mệt?

Đây là quyển BÁC HỒ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 6 nha

Mình ghi đoạn trên mất nhiều thời gian lắm đó  mà mik cũng đang cần giải bài này gấp

1
6 tháng 10 2019

Please trả lời đi

23 tháng 10 2018

Bác Tai chỉ ra nguyên nhân : Mọi người làm việc kiếm thức ăn nuôi lão Miệng, lão Miệng nhai nuốt nuôi toàn bộ cơ thể cũng là làm việc . Bỏ lão Miệng đói thì tất nhiên các bộ phận khác đều tê liệt cả . Mọi người hiểu thấy rõ sai lầm

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0
VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
xác định phó từ và ý nghĩa : Anh đội viên thức dậyThấy trời khuya lắm rồiMà sao Bác vẫn ngồiĐêm nay Bác không ngủ.Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâmNgoài trời mưa lâm thâmMái lều tranh xơ xác.Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười Cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm.Rồi Bác đi dém chănTừng người từng người mộtSợ cháu mình giật thộtBác nhón chân nhẹ...
Đọc tiếp

xác định phó từ và ý nghĩa : 

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.

Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.

Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!

- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

nhanh thi tick

0
23 tháng 3 2016

a)CN:Từ hôm đó,ai không làm gì nữa?

VN:Từ hôm đó, bác Tai,cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay như thế nào?

b)CN:Lát sau,ai đẻ được?

VN:Lát sau,hổ như thế nào?

c)CN:Hơn mười năm sau, ai già rồi chết?

VN:Hơn mười năm sau, bác tiều như thế nào?

23 tháng 3 2016

những cau trên đều có chủ ngữ và vị ngữ

Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ.Bác dém chăn cho từng người từng người một.Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm,tình thương cho con cháu!Điệp ngữ từng người  biểu hiện sự chu đáo,diễn tả tình thương bao la của Bác.Người lính nào cũng được Bác săn sóc,cũng được Bác chia phần yêu thương.Một tình thương đằm thắm,tế nhị,dịu dàng.Chỉ tỏa sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác mà thôi!

                           Bn dùm mk nhé