K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2019

hóng lên lp 9 để đc hc bài này quá,e chưa nghe bao h....ha

TL
29 tháng 11 2019

?bạn k mấy\

mà cái này chỉ có trong sách địa phương thanh hóa 8-9 thôi.Bài này lớp 8

8 tháng 10 2017

Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam.(Có tài liệu ghi năm sinh của Nam Cao là 1917)Cuộc đời và sự nghiệp:Từ năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn in trên các báo: “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Ích hữu”,… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình.Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn.Năm 1943,Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm Chủ tịch xã.Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc và là thư kí tòa soạn tạp chí “Tiên phong” của Hội.Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên,hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hóa Nam Hà. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở Khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao có những đặc sắc,độc đáo mà đa dạng.Tác phẩm của ông vừa rất mực chân thực vừa có một ý vị triết lí,một ý nghĩa khái quát sâu xa.Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh,gân guốc,lại vừa thắm thiết trữ tình.Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lí con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lí tinh tế,phức tạp.Ngôn ngữ văn xuôi của ông cững rất mới mẻ,gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động, nhất là trong ngôn ngữ đối thoại.Tác phẩm tiêu biểu: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm(truyện ngắn, 1944);Cười(truyện ngắn,1946);Ở rừng(nhật kí, 1948);Sống mòn(truyện dài,1956-1970);Chí phèo(truyện ngắn,1941)Ngoài ra, ông còn làm thơ, viết kịch và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân……….Với hơn hai chục truyện ngắn về nông dân,Nam Cao đã dựng nên bức tranh thực về nông thôn Việt Nam bần cùng, thê thảm những năm 1940-1945 và xứng đáng được coi là nhà văn của nông dân. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, phũ phàng;đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa,nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tình người.Tuy nhiên, trước Cách mạng, Nam Cao chưa thấy được sức mạnh và khả năng đổi đời của nông dân.Do đó,nhân vật của ông chỉ biết cúi đầu chịu đựng hoặc phản kháng một cách mù quáng, liều lĩnh, tuyệt vọng.Cái nhìn bi quan, bế tắc khiến ngòi bút Nam Cao có khi rơi vào chủ nghĩa tự nhiên (Nửa đêm)

4 tháng 12 2019

1.Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên” nhau. Với các từ trên, người Nam Bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ “đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

2.Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.


“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.

3.Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương
4.Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.

5.Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:
Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.

Chúc bạn học tốt #

4 tháng 12 2019

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia

Tay bưng đĩa muối mà lầm

Vừa đi vừa húp ầm xuống mương. -> ngã

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn

Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.                                                                                              (Trích Biên bản họp lớp)b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn...
Đọc tiếp

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

                                                                                              (Trích Biên bản họp lớp)

b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…

                                                                                   (Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây!

                                                      (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

                                                                  (Trích một bản tường trình)

1
13 tháng 9 2023

a. Giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “giồng” bằng từ “trồng”.

b. Nhớn và giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.

c. Tía và ăn ong là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.

d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”.