Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Hk tốt
lưu ý : ko chép mạng nha
ai ko lm đc thân bài thì lm kết bài hoặc mở bài thui cx dc
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
+ 1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
+ 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
c. Những đặc điểm cơ bản
c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
c.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.
+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
b. Những chuyển biến và một số thành tựu
+ Thơ:
- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)
- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)
+ Văn xuôi:
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)
Ø Nhận xét:
+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.
+ Đề tài: phong phú, đa dạng.
+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.
+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.
+ Hướng dẫn:
- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)
· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.
· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)
· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.
- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)
· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.
· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.
- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.
- Cụ thể (trọng tâm)
· Chặng 1 (1945- 1954)
· Chặng 2 (1955 – 1964)
· Chặng 3 (1965- 1975)
- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)
· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí
· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).
Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đề 3:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.
- Mỗi đặc điểm:
· Phân tích ngắn gọn
· Lấy dẫn chứng:
o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)
o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.
Đề 4:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hình thức: trình bày khái quát.
+ Hướng dẫn:
Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
- Nhận xét.
Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng . Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca . Tạm biệt sách bút thân yêu , tạm biệt mái trường mến yêu . Chúng em chào đón hè đã về '- bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ , mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường . Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò . Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình . Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương , khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường , ......... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu .Ôi ! Mùa hè đang về đấy ! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè , trong đó có em . Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương , bao ấn tượng khó phai.
Từ tượng thanh: rộn ràng
Từ tượng hình: nhẹ nhõm
Các phim anime mk biết : one piece ; fairy tail ; ngạ quỷ vùng tokyo ; siêu năng lực gia ; gragon ball
Soredemo sekai wa utskushii
Shigatsu wa kimi no uso
Kyoukai no kanata
Kamisama hajimemashita
Shoumen maid
Assassination classroom
Kakuriyo no yadomeshi
Oushitsu kyoushi haine
Charlotte
Tokyo ghoul
Noragami
(hay lắm ,xem đi)
Em sẽ nói" ông ơi, ông đừng bán nó đi, tuy ông nghèo nhưng ông đã ở với nó rất lâu. Cháu có thể mua lại và tặng lại cho ông"
Xin k
Có người từng hỏi tôi rằng: Ước mơ là gì?
Ngày còn nhỏ, mỗi khoảnh khắc, mỗi sự kiện mà tôi trải qua tôi lại vẽ ra cho mình thêm một ước mơ. Lúc trước, khi xem xong một bộ phim hoạt hình, tôi đã ước giá mà một phép màu nào đó xảy ra, tôi có thể trở thành cô tiên bé nhỏ ban hạnh phúc cho mọi người. Hay có lúc tôi đã từng ước, bản thân trở thành siêu anh hùng với sức mạnh siêu nhiên để có thể giải cứu thế giới. Khi tôi nhìn vào ba mẹ mình, ăn vận quần áo gọn gàng, sạch đẹp để chuẩn bị đi làm, tôi đã ước cho bản thân lớn thật nhanh, để có thể mặc những bộ quần áo đẹp, đi trên những đôi guốc cao, bản thân có thể thoải mái làm những điều mình muốn mà không bị ba mẹ cấm cản, hay cằn nhằn.... Và cũng không ít lần, tôi đã vẽ ra cho mình một tương lai với đủ thứ nghề nghiệp muốn làm: Một cô giáo dịu hiền như mẹ? hay khoác trên mình bộ cảnh phục màu xanh như ba?... Đến bây giờ nghĩ lại, những suy nghĩ ngày ấy của tôi thật ngây ngô và trong sáng, nhưng nó là cả một vùng trời tuổi thơ đáng nhớ.
Còn bây giờ thì sao? Ước mơ của tôi là gì? Vẫn còn vẹn nguyên hay đã có sự thay đổi?
Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Ngày còn học tiểu học, tôi có một cô bạn chơi rất thân, cùng nhau đi học, cùng nhau chơi đùa, cùng nhau nói về những ước mơ mà cả hai ấp ủ. Nhưng rồi một ngày, biến cố lớn đã xảy ra với cô bé ấy. Mẹ bạn ấy đột ngột qua đời vì mắc bệnh ung thư, các bác sĩ lúc bấy giờ đã không thể kịp thời cứu chữa. Và cứ thế, Thần Chết lạnh lùng mang mẹ của bạn tôi đi. Đối với một đứa trẻ như vậy, thì đây có thể xem là một cú sốc lớn trong cuộc đời. Sau cái ngày định mệnh ấy, bạn tôi suy sụp hẳn về tinh thần, ít nói hơn, sống khép mình hơn với bạn bè và thế giới. Chứng kiến từ đầu tới cuối câu chuyện này, lúc bấy giờ tôi đã nảy ra một suy nghĩ rằng: "Giá mà lúc ấy, bác sĩ kịp thời cứu chữa thì có phải, mẹ của bạn ấy vẫn còn sống hay không?" , "Bác sĩ có thể cứu được người bệnh, không những có thể giúp họ thoát khỏi vòng tay tử thần, mà còn có thể cứu được cả một gia đình, cả một xã hội"... "Vậy tại sao mình lại không nỗ lực để trở thành một bác sĩ?". Và rồi cái ước mơ đó cứ lớn dần lên theo năm tháng. Tôi không dám chắc bản thân mình có thể thành công hay không. Nhưng chắc chắn một điều rằng, để thực hiện được ước mơ đó, tôi sẽ cố gắng hết mình, ngày càng trau dồi bản thân hơn nữa. Chỉ cần nghĩ đến nụ cười rạng rỡ của bệnh nhân được chữa trị thôi mà tôi đã cảm thấy mình như được tiếp thêm năng lượng.
À, cũng nói thêm với các bạn! Sau cái ngày hôm đấy - cái ngày mà tiễn mẹ bạn tôi lên đường, tôi đã trở về và lao vào vòng tay ba mẹ mà khóc nấc. Cũng không hiểu vì sao, chỉ biết rằng lúc ấy tôi đã ước thời gian chậm lại, để tôi có thể được ở mãi bên cạnh ba mẹ, gia đình, cùng nhau ăn bữa cơm, kể cho nhau nghe về những vui buồn của cả một ngày làm việc mệt mỏi. Bão tố dường như dừng ngay sau cánh cửa!
Giờ nghĩ lại, nếu có người hỏi ước mơ của bạn là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: Ước mơ của tôi chính là GIA ĐÌNH và BÁC SĨ.
Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.
Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.
Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.
Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.
Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.
Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
1234135