Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Theo cách giải nghĩa này thì có vế thứ nhất của câu nêu lên sự giàu nghèo phụ thuộc vào con người có bị tật nguyền hay không (sáng mắt hay hỏng mắt). Vế thứ hai của câu lại là sự giàu nghèo do chăm chỉ hay lười biếng quyết định. Vậy e rằng hai vế của câu không có sự tương ứng với nhau.
Hẳn là câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" đã dùng cách hoán dụ : "con mắt" chỉ cách nhìn, cách nghĩ của con người; "bàn tay" là để nói đến sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu có nghĩa sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, sự nghĩ suy thấu đáo, đó là trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra, nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.
Hai vế đối lập nhau về sự giàu - nghèo, nhưng đều do bản thân con người tự quyết định. Tổng hợp cả hai vế của câu, ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc : Sự giàu, nghèo của con người phụ thuộc vào có trí tuệ, có chăm chỉ lao động hay không; giàu - nghèo đâu phải là do tại số phận.
Với thành ngữ, tục ngữ, nhiều câu rất cần hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp như vậy. "Giàu đôi con mắt, đôi tay/ Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm"- đây hẳn là cách hiểu rất có ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu về câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay".
hơi ngắn nha p
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Theo cách giải nghĩa này thì có vế thứ nhất của câu nêu lên sự giàu nghèo phụ thuộc vào con người có bị tật nguyền hay không (sáng mắt hay hỏng mắt). Vế thứ hai của câu lại là sự giàu nghèo do chăm chỉ hay lười biếng quyết định. Vậy e rằng hai vế của câu không có sự tương ứng với nhau.
Hẳn là câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" đã dùng cách hoán dụ : "con mắt" chỉ cách nhìn, cách nghĩ của con người; "bàn tay" là để nói đến sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu có nghĩa sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, sự nghĩ suy thấu đáo, đó là trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra, nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.
Hai vế đối lập nhau về sự giàu - nghèo, nhưng đều do bản thân con người tự quyết định. Tổng hợp cả hai vế của câu, ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc : Sự giàu, nghèo của con người phụ thuộc vào có trí tuệ, có chăm chỉ lao động hay không; giàu - nghèo đâu phải là do tại số phận.
Với thành ngữ, tục ngữ, nhiều câu rất cần hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp như vậy. "Giàu đôi con mắt, đôi tay/ Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm"- đây hẳn là cách hiểu rất có ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu về câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay".
hơi ngắn nha p
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo bạn nhé!
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".
Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.
Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.
1.
Hai con mắt chứa đựng sự mong muốn, đầy tham vọng đời người và sự khát khao. Nhưng, cuộc đời sẽ không là gì nếu không có hai bàn tay chăm chỉ làm việc. Dễ là khi tự ao ước và kỳ vọng, khó là khi tự xây dựng ao ước đó bằng chính đôi tay, sự chân thật, chân chính và cần cù. Hai con mắt dòm ngó người khác, có thể khinh thường hay chỉ trích bằng một ánh mắt lạnh lùng, thờ ơ. Nhưng hai đôi bàn tay sẽ luôn nắm lấy những đôi bàn tay khác, để dìu dắt, dẫn lối, đỡ đần họ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ.
Và bài học mà chúng tôi nhận được từ chương trình “Văn hóa chiều thứ bảy” – CLB Kỹ năng sống tuần này là về “SỰ ÍCH KỶ” trong mỗi con người.
Cổ nhân có nói:
“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”
Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Ý kiến của bạn về câu này như thế nào? Hãy tiếp tục suy nghĩ đi nhé, còn chúng tôi ngồi quây tròn, bàn luận khí thế.
Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa.
Có một giai thoại như sau:
Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông, nhưng Lão Tử cũng ko đổi. Ngài nói: "Dù là một sợi lông thì cũng là máu của ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn ko xót thì hỏi còn sống để làm gì."
Mỗi người một góc nhìn, một quan điểm nhưng quy tụ lại tất cả đều đồng ý rằng bất kì ai cũng sống và làm việc cũng đều là vì lợi ích của bản thân mình. Chú ý lợi ở đây là cả vật chất và tinh thần.
Như vậy có thể tạm khẳng định rằng: sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân là ĐÚNG.
Quay lại phân tích về định nghĩa “ÍCH KỶ” là gì?
Ích = lợi ích, kỷ = bản thân à ích kỷ = làm việc có lợi cho bản thân và ích kỷ là đúng?
Suy luận tới đây ai đấy cũng gãi đầu, chống cằm suy nghĩ. Thật là bất ngờ khi mà mọi người đều cho rằng ích kỷ là một cái gì đó xấu và cần phải gạt bỏ nó nhưng ở đây suy luận cho rằng nó là đúng. Chài…
Tạm gác suy nghĩ, rẻ nhánh sang một hướng khác, nếu xét về những hành động mà bản thân người đưa ra hành động đó có lợi thì có 3 loại: lợi mình hại người (những hành động thường bị cấm bởi luật lệ), lợi mình lợi người (khuyến khích). Chúng tôi xét loại còn lại là lợi mình, không lợi người.
Vậy có chăng “ÍCH KỶ” là làm những hành động mà có lợi cho bản thân, những người khác không có lợi?
Mặt khác, bạn thử nghĩ xem khi nào bạn bị cho là ích kỷ?
1)
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo :
Dân tộc ta có một truyền thống tương thân tương ái. Truyền thống này đã được ông cha ta và người dân Việt đúc kết lại, phát huy và giữ gìn nó.
Tương thân tương ái có nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp.
Sự tương thân tương ái trong cuộc sống hàng ngày được biểu hiện rất rõ. Ví như trong học tập, ở môi trường có bạn bè, thầy cô. Những học sinh giúp đỡ nhau trong học tập bằng cách cùng nhau cố gắng học hành, cùng nhau đi lên. Các em cố gắng học tập, nếu thấy bạn học yếu hơn mình hoặc chưa hiểu chỗ nào thì có thể chỉ ra cho bạn, để bạn hiểu hơn về bản chất của bài học. Nhưng tuyệt đối không được cho bạn chép bài, bởi như vậy là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Các em phải cố gắng cùng nhau đi lên trong học tập, như vậy là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Bên cạnh đó, khi các thầy cô chăm lo, quan tâm đến các em học sinh của mình, đó cũng là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Thầy cô quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng cũng như việc học hành của các em, sẽ giúp cho các em học sinh cảm thấy ấm áp tình người, từ đó cố gắng học tập tốt hơn để thầy cô và bạn bè được vui lòng.
Còn bên ngoài xã hội, tinh thần tương thần tương ái là rất cần thiết. Bởi mỗi người một hoàn cảnh không ai giống ai. Có những con người sinh ra đã sống trong sự giàu sang, nhưng người khác thì lại bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc mỗi ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo trên xã hội hiện nay là một vấn đề rất lớn. Vậy nên cơ quan chức năng cũng đang rất cố gắng hỗ trợ những con người, cũng như gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có cuộc sống đỡ khốn khổ hơn. Nhưng cũng cần phải cảm ơn những cá nhân có điều kiện kinh tế, họ là những mạnh thường quân có tâm, có đức, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ người khác. Họ không chỉ bỏ thời gian, tiền bạc, công sức của chính bản thân mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mà còn huy động những người cùng có điều kiện như mình để chia sẻ phần nào sự khổ đau của những người dân nghèo, khó khăn. Những con người như vậy thật đáng quý, bởi những gì họ có không phải tự nhiên mà đạt được, cũng phải trải qua sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, nhưng họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ có đến những người khác, điều này thật đáng quý biết bao.
Tương thân tương ái là một tinh thần hết sức cao quý, tốt đẹp và có ý nghĩa. Nếu như chúng ta ai cũng có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình thì khi đó, xã hội sẽ trở nên ấm áp, tốt đẹp biết bao nhiêu. Vì vậy mỗi người hẫy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thông của dân tộc, góp phần vì một đất nước tươi đẹp hơn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a, Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
3
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".
Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.
Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.
Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:
"Có công mài sắt, có ngày nên kim"
Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều làm mọi thứ cơ bản chỉ để đạt được mong muốn của mình, nên đôi khi, tôi, hay chính các bạn, sẽ nhận thấy mình vẫn còn ích kỉ. Ích kỉ là khi ta chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình, bảo vệ quan điểm riêng mà không cần để ý xung quanh thực hư sự việc cần phải thể nào. Bạn đã từng thấy ai dù giàu có nhưng hắt hủi, không muốn bỏ ra một vài nghìn để mua mớ rau cho một bà lão già nua, vất vả hay chưa? Hay khi thấy một em nhỏ loay hoay sang đường mà mình thì đang ăn kẹo, trò chuyện với bạn bè, cố tình lảng tránh như không thấy gì... Đó chính là sự ích kỉ. Ích kỉ, ngay cả trong thái độ và hành động của bạn đều là không nên, làm xấu đi truyền thống "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. Chính vì vậy, phải học cách cho đi, giúp đỡ và san sẻ với những khó khăn của người khác để bà cụ bớt vất vả, em bé không còn sợ hãi.. và để chúng ta thực sự là một người công dân có ích.
Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.
Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…
Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Ca dao)
Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.
Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.
Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.
Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).
Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…
Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).
Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).
Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
hay như:
Thân em như trái bần trôi
Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.
(Ca dao)
Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.
Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.
Chúc p hk tốt
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo:
Câu 1:
I. Mở bài: giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ:
Vẫn thơ ngây, bé bỏng chẳng biết gì
Vẫn cần bảo ban cần yêu thương bảo bọc
Dù tuổi con chẳng bé bỏng nữa rồi…”
Đây là những câu thơ nói về tình cảm gia đình, tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái. Nhưng ai thực sự biết được mái ấm gia đình, tình thương gai đình đối với nhiều người nó có được hạnh phúc như thế.
II. Thân bài: nghị luận về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
- Những quan điểm về gia đình:
- Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
- Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
- Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán
- Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi
- Là nơi chưa đầy tình yêu thương
- Vai trò của gai đình đối với một đứa trẻ :
- Là nơi nuôi dạy những đứa trẻ một cách tốt nhất
- Là nơi trẻ nhỏ được yêu thương và chăm sóc ân cần nhất
- Những đứa trẻ cần được sống trong tình yêu thương gai đình
- Thực trạng hiện nay :
- Những đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi, bơ vơ
- Có những đứa trẻ mới tuổi nhỏ đã đi mưu sinh, kiếm sống
- Có những đứa trẻ bị đánh đạp, chửi mắng và cho nhịn đói
- Những việc làm để mang lại mái ấm gia đình, tình thương gia đình
- Yêu thương con cái, chăm soc chúng một cách chu đáo
- Quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những đứa trẻ
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ :
mái ấm gia đình, tình thương gia đình là một tình cảm rất đặc biệt, là một điều khiến bao con người hạnh phúc. Vậy nên chúng ta nên tạo dựng một mái ấm gia đình, tình thương gia đình.
Câu 3:
I. Mở bài: giới thiệu lòng nhân ái
Trong kho tàn ca dao tục ngữ của dân tộc ta có câu “ thương người như thể thương nhân”, một câu nói đến lòng yêu thương con người. cuộc sống xã hội ngày của của chúng ta, nhịp sống hối hả đã khiến con người trở nên lạnh lung và thờ ơ với mọi người xung quanh hơn. Cuộc sống càng hối hả thì chúng ta nên càng yêu thương nhau hơn. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu về lòng nhân ái.
II. Thân bài: nghị luận về lòng nhân ái
1. Giải thích thế nào là lòng nhân ái:
- Nhân là con người
- Ái là thương, yêu
- Nhân ái là lòng thương yêu con người
- Là sự đối xử tốt với mọi người xung quanh và là thước đo nhân cách mỗi con người.
2. Chứng minh lòng nhân ái:
- Trong cuộc sống có những người yêu thương giúp đỡ người khác
- Coi trọng và giữ gìn nhân phẩm của một người nào đó cũng là yêu thương họ
- Sự đùm bọc, bảo vệ người khac
- Ví dụ về lòng nhân ái:
+ Quyên góp ủng hộ dồng bào lũ lụt
+ Thầy cô giáo lên miền núi dạy học
+ Yêu thương giúp đỡ bạn trong lúc khó khan
+ Giusp đỡ cụ già, giúp đỡ người tàn tật,….
3. Hiện trạng lòng nhân ái hiện nay:
- Có nhiều người vẫn thờ ơ sống k quan tâm người khác
- Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, không quan tâm người khác ra sao
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lòng nhân ái
- Lòng nhân ái là một dạo đức tốt đẹp
- Chúng ta nên yêu thương và giúp đỡ người khác, yêu thương và giúp đỡ người khác cũng là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình.
ko biết thì mới hỏi chứ.biết oy thì hỏi làm j.nói thế cũng nói. éo biết j thì đừng có mà nói .ok
ko bk tự mà lm đi