Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi.
- Đây chỉ là gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).
Thành phần gọi đáp: Bầu ơi . Đây chỉ là gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).
I. MB:
_ Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ từ xưa đến nay của ông cha ta.
_Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_Chuyển ý.
II.TB:
1.Giải thích:
_Bầu:cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng để nấu ăn, lúc non quả có hột nhỏ, vỏ mỏng, mềm, ngọt.
_Bí: loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dùng để nấu canh hoặc làm mứt.
*Nghĩa đen:
Bầu và bí tuy là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng, nhưng đều ở trên một giàn, cùng chịu những tác động tốt lẫn xấu từ thiên nhiên,...lại cùng một họ, mối liên hệ giữa bầu và bí lại càng dc thắt chặt hơn.
*Nghĩa bóng:
Trong đời sống, không ai giống ai, mỗi ng có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau, tiếng nói đôi khi cũng khác nhau, nhưng đừng vì vậy mà khinh miệt, chia rẽ, phân biệt đối xử với nhau. Chúng ta điều là con người, đều cùng một loài, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẽ, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.
2. Bình:
_yêu thương là một điều ko thể thiếu trong cuộc sống.
_Yêu thương sẽ tạo ra một sức mạnh kì diệu giúp con ng` có thể vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
_Yêu thương, chia sẽ là những đức tính tốt đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách của một con người.
_Phê phán những kẻ ko biết yêu thương mọi ng, luôn sống ích kỉ,...
Nêu những câu ca dao, tục ngữ tương tự:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng."
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
...
3. Phương hướng phấn đấu cho bản thân:
_Yêu thương, giúp đỡ mọi ng xung quanh.
_Sống vì mọi ng, ko tính toán, vụ lợi cho bản thân.
_Tự hoàn thiện bản thân trong cách sống hằng ngày.
**Nêu thêm đẫn chứng trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh câu ca dao trên.
III. Kết bài:
Khẳng định câu ca dao trên là đúng.
Nêu suy nghĩ của bản thân.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)
- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.
"Chí" ở đây được hiểu là ý chí, là quyết tâm, nghị lực
- "Nên" chính là thành công, thành quả
=> Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời.
b. Chứng minh
* Vai trò của ý chí:
- Trên đường đời, có những lúc gặp phải những ghềnh thác, chông chênh => Cần có ý chí để vượt qua.
- Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí.
- Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.
=> Lòng kiên trì, ý chí là sức mạnh lớn lao tạo nên thành công.
1. Mở bài
- Giới thiệu về câu tục ngữ: Có chí thì nên.
- Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì mới thành công.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
"Chí": Tức là ý chí, nghị lực của con người.
"Nên": làm nên việc, ở đây là thành công mà con người đạt được trong cuộc sống.
=> "Có chí thì nên": Câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần phải biết giữ vững ý chí, sự quyết tâm và lòng kiên trì để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
- Tại sao nói "có chí thì nên"?
Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tiến bước tới thành công.
Có ý chí, có mơ ước làm "nên" thì sẽ biết tìm tòi, khám phá và biết vạch rõ con đường để tới được mục tiêu của mình.
Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước của mình.
- Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"?
Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt tay thực hiện giấc mơ của mình được.
Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình.
Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công.
- Dẫn chứng:
Trên thế giới: Nhà bác học Edison, Abraham Lincoln...
Ở Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh...
- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội: Cần phải biết phấn đấu trong sự nghiệp học hành để lớn lên giúp ích cho xã hội.
III. Kết bài
Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta.
Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông.
Câu 1
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Câu 2
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu qúý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ đươc nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn
a, - Biện pháp tu từ : So sánh
=> Làm nổi bật nên được vẻ đẹp của chiếc thuyền
- Biện pháp tu từ : Nhân hóa
=> Làm rõ được ý nghĩa của cánh buồm
b, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa
=> Nhấn mạnh con người phải yêu thương lẫn nhau vì đều sinh ra trên một đất nước
c, - Biện pháp tu từ :
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
- Ẩn dụ "tràng hoa".
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân".
- Điệp ngữ "ngày ngày".
Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.
Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.
Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.
Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.
Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.
Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.
Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.
Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.
Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này
Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.
Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.
Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.
Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.
Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.
Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.
Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.
Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.
Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này
Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh dựng nước và bảo vệ đất nước.Một trong những câu ca dao nói về sức mạnh của sự đoàn kết:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật sâu sắc.Một cây sẽ yếu ớt, mong manh trước cuồng phong bão táp.Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây,rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng rời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà tập thể nhỏ hay cá nhân không thể làm nên được.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho câu tục ngữ:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đại đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chông Mỹ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mỹ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tron mặt trận giả phóng miên Nam và trong mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ bằng chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó đã trở thành chân lý,truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy nên luôn giành được thắng lợi,giữ vững được độc lập, thống nhất tổ quốc. Tinh thần đoàn kết ấy được ông bà ta truyền dạy từ đời này qua đời khác và trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Một cây làm chẳng lên non cũng như sức mạnh của một con người yếu ớt khó có thể mà đứng vững trước phong ba bão tố, khi có khó khăn dễ dàng bị quật ngã. chỉ có ba cây chụm lại, nhiều người cùng chung sức thì mới có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất.Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sông Hồng , ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa đã đắp nên những con đê ấy. Ai đã đắp nên những con đê ấy? Không riêng ai cả.Hàng chục triệu con người đã dùng bàn tay nhỏ bé với công cụ lao động thô sơ,đắp từ thủa xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn nghìn năm nay. Đó là công trình tuyệt vời và sức mạnh của sự đoàn kết và là minh chứng cho câu ca dao:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Ngày nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước và hợp tác quốc tế,nhân dân ta đã xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Vũng tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta đã và đang hoàn thành các công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500KV Bắc Nam…và còn biết bao công trình to lớn khác đã đang và sẽ mọc lên như muốn nói với bạn bè năm châu rằng đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỷ, câu ca dao của ông cha ta vẫn là một chân lý không gì lay chuyển được. đó là một bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra trong cuộc sống hàng ngàn năm của mình. chúng ta càng hiểu vì sao Bác Hồ căn dặn thế hệ sau rằng:”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Từ xưa đến nay truyền thống yêu thương con người đã xuất hiện trong cuộc sống, và nó được nhân dân ta đúc kết thành câu tục ngữ này, nó đem lại những giá trị cần thiết và ý nghĩa nhất mà con người dành tặng cho nhau, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong những khó khăn trong cuộc sống. Như chúng ta đều được biết những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay những giá trị mang lại ý nghĩa to lớn và có giá trị cho mỗi con người, khi xưa nhân dân ta bị chết đối, chính quyền nhà nước đã có chính sách chia cơm và giúp đỡ những người dân nghèo, hũ gạo tình thương, những hành động tuy nhỏ bé nhưng nó lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đem lại những điều cần thiết nhất cho mỗi chúng ta, nó đem lại sự sống cho rất nhiều người đang có nguy cơ dình dập trước cái chết.
Những hành động cứu giúp người đó cần phải được coi trọng và giữ gìn phát huy nhiều hơn, những giá trị to lớn đó đã để lại cho mỗi người chúng ta những tình cảm chân thành nhất. Như chúng ta thấy được câu ca dao trên vô cùng đúng đắn và nó là một bài học to lớn về giá trị làm người, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn về tình yêu thương giữa con người với con người, những giá trị niềm tin to lớn đó để lại cho mỗi chúng ta những niềm tin yêu vào một cuộc sống có tran vàn những tình yêu thương, những trái tim cao thượng và những điều chân thành nhất mà con người dành cho nhau.
Câu tục ngữ này đã khẳng định được vai trò và trách nhiệm mà con người cần phải làm đó quả thật là những điều cần thiết và mang ý nghĩa to lớn nhất dành cho mỗi người, những hành động mang lại những điều có ý nghĩa nhất cho con người đều được đánh giá rất cao và nó để lại cho chúng ta những tình thương quý giá và to lớn nhất dành tặng cho mỗi người, những hành động to lớn mà con người có thể làm cho người khác là luôn luôn yêu thương và đoàn kết giúp đỡ những con người khó khăn, luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, và từ đó nâng cao được những phẩm chất quan trọng và những tình yêu thương vô bờ bến và mạnh mẽ nhất. Những tình cảm đáng quý và luôn luôn được coi trọng dành tặng cho những người có lòng vị tha luôn luôn biết đồng cảm và yêu thương con người xung quanh. Giúp họ vượt qua những khó khăn và gian nan nhất của cuộc đời.
Giống như truyền thống lá lành đùm lá rách, đây cũng là truyền thống về tấm lòng tương thân tương ái, sự cao cả khi giúp đỡ những người khác khi họ gặp khó khăn, những con người có số phận may mắn hơn sẽ giúp đỡ và yêu thương những người có số phận bất hạnh, giúp cho họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời là những điều để lại những bài học có giá trị và cao quý nhất mà con người dành cho nhau. Tình yêu thương giữa con người và con người như chúng ta thấy trong xã hội này đó là những hoạt động mang tính chất cao cả tự nguyện như hành động hiến máu cứu người đây là một hành động đem lại những giá trị to lớn và giúp đỡ được những sinh mạng đang vấp phải những lúc khó khăn và cần sự cứu giúp từ người khác. Những hành động cao cả đó có thể đem lại sự sống cho những người tiếp nhận đó, đây quả thực là những điều đem lại những giá trị to lớn đối với con người.
Giống như Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều những chương trình nhằm giúp đỡ và cứu trợ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, như chương trình Lục Lạp Vàng, đây là chương trình đem lại ý nghĩa to lớn đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà nước đã tạo điều kiện to lớn cho gia đình họ có điều kiện để vươn lên thoát nghèo, hay chương trình Triệu trái tim cũng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người tham gia và ủng hộ, những người mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng không có điều kiện được cứu chữa thì nhà nước và những nhà hảo tâm khác trong xã hội cũng luôn luôn tạo điều kiện để họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất vươn lên thoát nghèo và được sống trong những điều kiện là trong vòng tay che trở của tất cả mọi người trong xã hội này.
Những hoàn cảnh có ý nghĩa và đem lại những giá trị to lớn nhất đã đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin yêu vô bờ bến về những điều này, những giá trị và sự yêu thương của con người dành cho con người sẽ đem lại những tình cảm lớn lao và có giá trị nhất, trong hoàn cảnh sống như hiện nay, xã hội ngày càng phát triển mọi người ngày càng phải cải thiện và nâng cao tình yêu thương của mình đối với những con người trong xã hội, luôn sẵn sàng giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống, sẵn lòng giúp đỡ người bất hạnh hơn mình về những thứ mà mình có, có thể bằng vật chất, và những hành động cao cả cũng luôn luôn góp phần mạnh mẽ vào việc làm cho con người được sống trong những tình yêu thương và sự nồng ấm của đối phương.
Những tình cảm to lớn và vô cùng có giá trị đó để lại cho cuộc sống của chúng ta những niềm vui và nhận được tình yêu thương của mọi người nhiều hơn, có thể chúng ta cho họ một bát gạo nhưng thứ mà chúng ta nhận được đó là thứ giá trị hơn rất nhiều vật chất đó là một tình yêu thương, lòng biết ơn của đối phương dành tặng cho chính bản thân mình. Như chúng ta đều thấy trong xã hội có nhiều những chương trình giúp đỡ những người khó khăn, lá lành đùm lá rách luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, có chương trình khuyên góp áo ấm, những chiếc áo đó sẽ giúp được rất nhiều người thoát khỏi cái rét cái lạnh đang đe dọa đến tính mạng của họ. Chỉ với những hành động tuy nhỏ, quyên góp thức ăn, đồ uống hay những vật chất mà chúng ta ít dùng đến cho người khác cũng giúp họ rất nhiều trong cuộc sống này.
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn
Câu ca dao xưa của các bậc tiền nhân để lại luôn luôn là những lời khuyên hay là những bày tỏ cảm xúc của người đi trước. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Như đã trở thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Ta đã biết được rằng chính trái bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân xưa và nay cũng đã biết và trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn. Hai loại cây này thông thường leo chung một giàn tre. Có lẽ chính vì được leo chung mọt dàn như vậy cho nên bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. BBầu và bí như đã cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu cũng chớ có nên chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ chê bầu vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng. Ngoài ra thì quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét mà lại như xa lánh nhau. Vì sao vậy? Câu hỏi này là một câu hỏi thường trực với tất cả chúng ta. Ta như biết đực rằng, chính bầu và bí được xem là hai giống riêng biệt. Tuy chúng khác nhau nhưng cùng chung một họ. Cây bầu và bí leo chung một giàn để cùng ra hoa kết trái và nghĩa bóng sau đó tức là cùng chung cảnh ngộ, và đồng thời cũng chung số phận. Đặc biệt là khi mà mưa thuận gió hòa, bầu bí không ai có thể tránh khỏi mà cùng hưởng chung. Có những lúc mà gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Và nếu như mà chẳng may gặp cơn gió bão to lớn ập đến thì thân bí giập, quả bí rụng đi. Khi bí bị gặp khó khăn như vậy mà chẳng lẽ bầu một mình tươi tốt như xưa được chứ?
Câu ca dao như một bài hát gần gũi, đem chuyện nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyện của chính con người, hay xa hơn, khái quát hơn đó chính là câu chuyện cuộc đời. Ông cha quả nhiêu đã có tầm nhìn xa trông rộng và cũng đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành. Ta như nhận thấy được lời khuyên này dường như thật kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao đặc sắc này.
một con người có một nguồn gốc, hoàn cảnh cũng như có những điều kiện sống riêng. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải khẳng định người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Ta như thấy được anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Cũng có thể là bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, cùng học chung thầy cô, chung sách vở. Thế rồi có cả những người hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Thực sự dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, cho dù khác nhau về cả lứa tuổi, ngành nghề,…nhưng có lẽ rằng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Trong cuộc đời ta như thấy được sẽ có những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc. Đó có thể là những sự gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Chính vì những cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu nhau hơn và họ như cũng đã biết đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp. Bên cạnh đó ta như thấy được cả cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Qủa thực trong cuộc sống không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu. Sống tách biệt làm sao được sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Trong lịch sử của đất nước đau thương mang tên Việt Nam thì luôn có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo hay có cả những người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng dường như chúng ta đều thấy được tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Có lẽ chính vì vậy, tất cả mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất tạo lên được sức mạnh tổng hợp để chống quân cướp nước. Đó chắc chắn cũng chính là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù cướp nước.
Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay cũng đã chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thì không thể tránh khỏi được thời tiết. Thời thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu như mà mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, và cùng chung tay để có thể trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Thế rồi ta như thấy được ngay trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Có lẽ ta như hiểu được chính mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam dường như cũng đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác. Cuộc sống hiện đại có rất nhiều điều thay đổi, thế rồi ngay cả con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, và con người cũng đã quan tâm đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái dường như vẫn vẹn nguyên và luôn có giá trị trường tồn. Chính nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa biết bao nhiêu như trong lời dạy của ông cha ta qua câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.