Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động vật lưỡng cư (danh pháp khoa học: Amphibia) là một lớp động vật có xương sống máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này. Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm. Da được dùng như cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào da. Động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát, nhưng bò sát, cùng với chim và động vật có vú, là các loài động vật có màng ối và không cần có nước để sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài lưỡng cư trên toàn cầu.
Các động vật lưỡng cư đầu tiên phát triển trong giai đoạn từ kỷ Devon từ cá vây tay với phổi và vây tay, đây là đặc điểm hữu ích trong việc thích nghi với đất khô. Chúng phát triển đa dạng và trở thành nhóm thống trị trong suốt kỷ Cacbon và kỷ Permi, nhưng sau đó đã được thay thế bằng các loài bò sát và động vật có xương sống khác. Theo thời gian, động vật lưỡng cư đã giảm kích thước và mức độ đa dạng, chỉ để lại lớp hiện đại Lissamphibia
Ba bộ hiện đại của động vật lưỡng cư là Anura (ếch và cóc), Caudata / Urodela (kỳ giông), và Gymnophiona / Apoda (bộ không chân). Số lượng các loài động vật lưỡng cư được biết đến là khoảng 7.000, trong đó gần 90% là các loài ếch nhái. Các động vật lưỡng cư nhỏ nhất (và có xương sống) trên thế giới là loài ếch ở New Guinea (Paedophryne amauensis) với chiều dài chỉ 7,7 mm (0,30 inch). Các động vật lưỡng cư còn tồn tại lớn nhất là kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus), dài đến 1,8 m (5 ft 11 inch), nhưng vẫn còn rất nhỏ so với loài tuyệt chủng Prionosuchus ở kỷ Permi tại Brazil, dài 9 m (30 ft). Các nghiên cứu về động vật lưỡng cư được gọi là batrachology, trong khi các nghiên cứu của cả hai loài bò sát và lưỡng cư được gọi là herpetology.
tham khảo
Chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể , về sinh sản từ động vật nguyên sinh đến động vật có xương sống :
-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn -Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong -Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng và đẻ con -Phôi phát triển có biến thái đến phát triển trực tiếp (không có nhau thai) và phát triển trực tiếp có nhau thai Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và được học tập thích nghi với cuộc sống.
Câu 1:
Đặc điểm chung
Bộ lông:Lông vũ
Chi trước:Biến đỏi thành cánh
Mỏ ; Có vỏ sừng bao bọc
Hệ hô hấp :Mang ống khí , túi khí
Hệ tuần hoàn:Có vách ngăn hoàn toàn ở tâm thất , máu trong tâm thất trái và máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sự sinh sản :Có bộ phận giao phối tạm thời , trứng lớn , có vỏ đá vôi bao bọc , trứng phát triển nhờ chim bố mẹ ấp
Tiến hoá hơn
- Thằn lằn: Hô hấp bằng phổi, nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Chim bồ câu: Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí
Câu 2
Đặc điểm chung của thú:
- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Là động vật hằng nhiệt.
chứng minh lớp thú là lớp tiến hóa nhất
- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển. Câu 3 -Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn Câu 4:Đấu tranh sinh học là những biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại. Vì biện pháp đấu tranh sinh học không làm ô nhiễm môi trường, biện pháp hoá học gậy ô nhiễm môi trường.
Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
Trong sự tiến hoá các hình thức sinh sản thì sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính, nên sức sống của cơ thể con được sinh ra cao hơn hẳn cơ thể bố, mẹ. Tuỳ theo mức độ tiến hoá mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài | Thụ tinh | Sinh sản | Phát triển phôi | Tập tính bảo vệ trứng | Tập tính nuôi con |
Trai sông | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Biến thái | Không | Con non tự đi kiếm mồi |
Châu chấu | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Biến thái | Không | Con non tự đi kiếm mồi |
Cá chép | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không | Con non tự đi kiếm mồi |
Ếch đồng | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Biến thái | Không | Con non tự đi kiếm mồi |
Thằn lằn bóng đuôi dài | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không | Con non tự đi kiếm mồi |
Chim bồ câu | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Làm tổ, ấp trứng | Bằng sữa diều, mớm mồi |
Thỏ | Thụ tinh trong | Đẻ con | Trực tiếp (có nhau thai) | Đào hang, lót ổ | Bằng sữa mẹ |
- Nhận xét: trong sự tiến hóa về sinh sản thì sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính thể hiện ở:
+ Thụ tinh trong.
+ Đẻ con.
+ Thai sinh.
+ Hình thức chăm sóc trứng, nuôi con góp phần nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót và sức sống của cơ thể con non cao trước sự thay đổi của môi trường.
Chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể , về sinh sản từ động vật nguyên sinh đến động vật có xương sống :
-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn -Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong -Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng và đẻ con -Phôi phát triển có biến thái đến phát triển trực tiếp (không có nhau thai) và phát triển trực tiếp có nhau thai Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và được học tập thích nghi với cuộc sống.