Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
* Tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.
- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.
- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.
- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự nhiên... ngày càng phổ biến.
* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.
- Giáo dục
+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.
+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...
Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.
+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.
+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.
+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...
+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.
+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...
- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.
- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.
- Khoa học kỹ thuật
+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như:
Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.
Chính trị: Hoàng triều đại điển
Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.
Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.
I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt 1075 ( mũi tên mầu đỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh )
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)
- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
Bạch Đằng năm 1288
Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động
Chi Lăng - Xương Giang năm 1427
* Nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc:
Trong các thế kỉ X-XV, dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ nền văn hóa của dân tộc phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.
- Nho giáo: được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.
- Phật giáo: ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng, nhiều chùa được xây dựng mới, nhiều sư sãi.
- Thời Lý, Trần, phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ, nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn.
- Các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thờ những người có công với làng với nước ngày càng phổ biến.
- Giáo dục: nhà nước rất quan tâm đến giáo dục như thời Lý cho lập Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên. Thời Trần, tổ chức các khoa thi đều đặn, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc, quan lại đến học.
- Thời Lê sơ, giáo dục đi vào quy củ, nhà nước cho dựng bia ghi tên tiến sĩ, số người đi học, đi thi ngày càng đông, nâng cao dân trí.
- Các công trình kiến trúc độc đáo. Ngoài những cung điện, đền đài còn có những công trình nổi tiếng tiêu biểu như Chuông Quy điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.
- Điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, chân bệ cột hình hoa sen nở, hình bông cúc nhiều cánh, tượng Phật ở các chùa.
- Nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý và ngày càng phát triển như: tuồng, chèo, múa rối nước.
- Âm nhạc dân gian phát triển với nhiều nhạc cụ: tiêu, đàn tranh, cồng, chiêng.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
- Khoa học - kĩ thuật đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: sử, địa lí, khoa học quân sự, chính trị, y học, thiên văn.
* Đặc điểm văn hóa Đại Việt
- Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo.
- Gắn liều với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Mang đậm tính dân tộc và dân gian.
Tham Khảo
- Giáo dục:
+ Giáo dục theo lối Nho giáo.
+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.
- Văn học:
+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.
+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.
+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.
- Khoa học - Xã hội:
+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...
+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
+ Bình thư yếu lực.
+ Đại thành toán pháp.
+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.
- Đạo giáo:
+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.
+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.
- Phật giáo:
+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.
+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.
- Nho giáo:
+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.
+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.
- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!
Tham khảo
- Giáo dục:
+ Giáo dục theo lối Nho giáo.
+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.
- Văn học:
+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.
+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.
+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.
- Khoa học - Xã hội:
+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...
+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
+ Bình thư yếu lực.
+ Đại thành toán pháp.
+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.
- Đạo giáo:
+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.
+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.
- Phật giáo:
+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.
+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.
- Nho giáo:
+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.
+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các triều đại Ngô (938-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê sơ (1428-1527), Nguyễn (1802-1945), tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từng bước được xây dựng hoàn chỉnh.
* Về tổ chức bộ máy nhà nước
Tính hoàn chỉnh được thể hiện:
- Thời Đinh, nhà nước quân chủ sơ khai ra đời với ba ban: võ ban,văn ban, tăng ban.
- Thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước trung ương được củng cố. Nước được chia làm 10 đạo, giao cho con vua và các tướng cai quản.
- Thời Lý, Trần, Hồ hoàn chỉnh từng bước chính quyền trung ương. Vua đứng đầu đất nước, giúp việc cho vua có Tể tướng, các đại thần, các cơ quan hành chính như sảnh, viên, đài. Nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long chia thành hai khu vực: kinh thành và phố phường, có Lưu thủ (thời Lý), Đại doãn (thời Trần) trông coi.
- Thời Lê sơ, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có sáu bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, có ba ti phụ trách quân sự, dân sự, kiện tụng.
- Thời Nguyễn, ngoài sáu bộ còn có các viện, các cơ quan chuyên trách, cơ mật viện giúp vua giải quyết các việc "quân quốc trọng sự". Nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Các tỉnh đều do Tổng đốc (Tuấn phủ) đứng đầu, trực thuộc chính quyền trung ương. Nhà nước không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Đất nước trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
* Quan lại:
- ban đầu chủ yếu tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, quan lại.
- Đến thời Lý, quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
* Về quân đội
- Quân đội sớm hình thành từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đến thời Lý được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm binh) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh), được tuyển theo chế độ "ngụ binh ư nông". Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ; thời Hồ, thời Lê đã có một vài loại súng.
- Thời Trần, lúc có chiến tranh, các vương hầu quý tộc đều được quyền mộ quân, nhân dân được phép tổ chức các đội dân binh để bảo vệ quê nhà.
- Thời Nguyễn, quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến, quân đội được xây dựng khá hoàn chỉnh với 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Quân đội được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị.
* Về luật pháp
- Năm 1042, vua Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật.
- Thời Lê, một bộ luật với 700 điều được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật, đề cập đến các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Thời Nguyễn, một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lên, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
* Chính sách đối nội và đối ngoại
- Các triều đại đều có chính sách dân tộc riêng nhằm củng cố khối đoàn kết và sự thống nhất lãnh thổ.
- Chính sách đối ngoại được hình thành từ thời nhà Đinh, được tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh qua các triều đại tiếp sau. Tuy việc thực hiện có lúc khác nhau nhưng tinh thần chung là độc lập, tự chủ.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?
A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
Câu 2. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?
A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.
B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?
A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.
B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.
D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.
Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là?
A. Truyền thống đoàn kết.
B. Sự viện trợ của bên ngoài.
C. Vũ khí chiến đấu hiện đại.
D. Thành lũy, công sự kiên cố.
Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết dân tộc là?
A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
B. Công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.
C. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.
D. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?
A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.
D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.