Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Sự phân hóa đa dạng của sông ngòi nước ta thể hiện rõ rệt ở việc có nhiều hệ thống sông với các đặc điểm khác nhau. Nước ta có chín hệ thống sông lớn (Hồng, Thái Bình, Kì Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai, Mê Công (Cửu Long); còn lại là các hệ thống sông khác ở khu vực Móng Cái, Hạ Long... và Trung Bộ.
- Trong mỗi hệ thống sông, cần trình bày theo dàn ý các đặc điểm: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích luu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích luu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước.
HƯỚNG DẪN
Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác nhau.
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
- Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
- Có các khu vực rõ rệt:
+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Cao nhất nước.
- Hướng núi: tây bắc - đông nam.
- Có 3 dải địa hình song song:
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Khu vực núi núi thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
- Đặc điểm hình thái:
+ Hẹp ngang; có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên
- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.
- Trường Sơn Nam
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang (2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.
+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao nguyên Tây Nguyên, phía đông dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đông nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo thành một vòng cung lưng lồi về phía Biển Đông.
- Cao nguyên
+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
+ Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.
e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
Gợi ý làm bài
a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).
+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).
+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hoá ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.
b) Nguyên nhân của sự phân hóa
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam
+ Đồng bằng sông Hồng có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài 3 vụ lúa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 (hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính ở đồng bằng sông Hồng).
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu và vụ lúa đông xuân và một vụ mùa (vụ mùa có vai trò không đáng kể và diện tích ngày càng giảm).
- Sự khác biệt mùa vụ giữa đổng bằng và miển núi
+ Ở đồng bằng chủ yếu là vụ lúa hè thu, đồng xuân. Riêng đổng bằng sông Hồng có vụ đông.
+ Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Thông thường mỗi năm có hai vụ chính. Ngoài ra, có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với miền núi phía Nam về vụ đông với nhiều loại rau màu cho giá trị cao.
Ngành ngoại thương tập trung chủ yếu ở một số khu vực
Từ Hà Nội, ngành ngoại thương với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).
+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).
+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, ngành ngoại thương phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.
Sự phân bố nhành ngoại thương theo lãnh thổ ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
- Những khu vực tập trung ngành ngoại thương thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển ngành ngoại thương do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trong, đặc biệt là giao thông vận tải.
Tham khảo:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 S cả nc, đồng bằng chiếm 1/4 S cả nc.
- Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% S, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% S cả nước
- Sự phân hóa của địa hình nước ta là kết quả tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nội lực làm nâng địa hình chủ yếu thông qua các vận động kiến tạo. Trải qua các vận động tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình miền núi nước ta đã có sự phân hóa thành nhiều khu vực:
+ Khu vực phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình có hướng vòng cung: Khu vực núi vòng cung (Đông Bắc - khối vòm sống Chảy, Trường Sơn Nam, khối núi cực Nam Trung Bộ).
+ Khu vực phát triển trên nền cổ hướng Tây Bắc - Đông Nam thì địa hình có hướng Tây Bắc - Đông Nam: khu vực núi Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc - khối núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc - khối Bạch Mã)
- Đến vận động Tân kiến tạo, do tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, đại hình nước ta được nâng lên với cường độ khác nhau.
+ Khu vực được nâng lên mạnh nhất hình thành núi cao (Tây Bắc).
+ Khu vực được nâng lên yếu hình thành núi có độ cao trung bình (Đông Bắc).
+ Các vùng bị sụt lún diễn ra quá trình bời lấp trầm tích lục địa hình thành các vùng đồng bằng.
- Ngoại lực tác động làm phá vỡ, san bằng địa hình do ngoại lực tạo nên đồng thời tạo nên nhiều dạng địa hình mới. Khí hậu nhiệt đới ẩm mùa nhiều thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh và bồi tụ diễn ra mạnh.
+ Ở vùng đồi núi: đị hình bị cắt xẻ, bào mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá. Tại các vùng bị mất lớp phủ thực vật, mưa lớn còn gây hiện tượng trượt đất, lỡ đá. Vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cax tơ.
+ Ở vùng đồng bằng: Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh bồi lấp các chổ trũng tạo nên các địa hình đồng bằng dưới tác động của dòng chảy sông ngòi.
Đáp án A
Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm.
- Miền Nam: mùa mưa, mùa khô.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô
- Khí hậu :
+ Phân hóa thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã : Miền khí hậu phía Bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ; miền khí hậu phía Nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo.
+ Phân Hóa thành các đai khí hậu theo địa hình : nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. Bên cạnh sự phân hóa trên, khí hậu còn có sự phân hóa thành các vùng, kiểu khí hậu địa phương.
- Thủy văn : phân hóa thành 3 miền
+ Miền thủy văn bắc bộ : hướng chảy chung tây bắc - đông nam, lũ vào mùa hạ, cạn vào mùa đông...
+ Miền thủy văn Đông Trường Sơn : hướng chảu chung tây - đông, mùa lũ lệch vào thu đông, có lũ tiểu mãn...
+ Miền thủy văn Tây Nguyên và Nam Bộ : lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh rơi vào tháng 9-10...
- Sự phân hóa khí hậu, thủy văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển - đảo và đất liền, giữa các bộ phận biển - đảo