Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.
- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.
- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.
- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.
- Địa hình
+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.
+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.
- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.
- Biển
+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.
+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.
+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.
b) Khó khăn
- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).
- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.
- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...
Gợi ý làm bài
Sự phát triển và phân bô ngành GTVT phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tùy theo loại hình vận tải (đường sắt, đường bộ, đường sông,...) mà các tác động này có sự khác nhau.
a) Vị trí địa lí
Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải quốc tế.
-Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế từ châu Á sang châu Đại Dương, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Dọc bờ biển nước ta lại có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nươc sâu.
-Nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ, đương sắt xuyên Á.
-Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.
-Hình dáng lãnh thổ: hướng vận tải chủ yếu theo hướng Bắc - Nam.
b) Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
-Miền núi có các thung lũng sông, các đèo cho phép mở các tuyến đương từ đồng bằng lên miền núi. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt dữ dội nên việc xây dựng đường xá gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, cống, xây dựng các đương hầm xuyên núi.
-Ở vùng đồng bằng điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn là ở Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng, ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng bị ngập nước sâu trong mùa lũ. Dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt. Tuy nhiên, khó khăn là các mạch núi ăn lan ra sát biển.
-Các cửa sông, vũng vịnh kín ven biển là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu.
* Thuỷ văn
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2.360 con sông dài trên 10 km.
-Những hệ thông sông có giá trị lớn về giao thông vận tải đường thuỷ là hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Cửu Long - Đồng Nai và mạng lưới kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một số sông khác cũng có giá trị về giao thông thuỷ như sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,...
-Tuy nhiên, khó khăn là các sông miền núi lắm thác ghềnh, các sông ở đồng bằng bị phù sa bồi lắng. Chế độ nước có sự chênh lệch lớn theo mùa.
* Khí hậu: Cho phép khai thác mạng lưới vận tải quanh năm, tuy nhiên về mùa mưa bão giao thông có khó khăn hơn so với mùa khô.
c) Điều kiện kinh tế- xã hội
* Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Nước ta hiện đang trong quá trình đổi mới, giao thông vận tải được đẩy mạnh đầu tư, đồng thời những chuyển biến trong cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới, sự phát triển mạng lưới đô thị đang thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải.
* Cơ sở vật chất kĩ thuật
-Mạng lưới giao thông vận tải phát triển ở trình độ nhất định, đã hình thành một số đầu mối vận tải tổng hợp.
-Đã phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí vận tải, đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật có trình độ ngày càng cao.
-Khó khăn: nhiều công trình đường xá, bến cảng đã bị xuống cấp. Thiếu vốn. Phải nhập khẩu nhiều xăng, dầu.
Chính sách ưu tiên phát triển ngành giao thông vận tải.
Sự phát triển và phân bố ngành GTVT phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tùy theo loại hình vận tải ( đường sắt, đường bộ, đường sông,....) mà các tác động này có sự khác nhau.
a) Vị trí địa lí
Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải quốc tế.
- Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế từ châu Á sang châu Đại Dương, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Dọc bờ biển nước ta lại có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu.
- Nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.
- Hình dáng lãnh thổ : hướng vận tải chủ yếu theo hướng Bắc - Nma
b) Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
- Miền núi có các thung lũng sông, các đèo cho phép mở các tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt dữ dội nên việc xây dựng đường xã gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, cống, xây dựng các đường hầm xuyên núi.
- Ở vùng đồng bằng điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuy nhiên khó khăn là ở Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng, ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập trong nước sâu mùa lũ. Dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên việt. Tuy nhiên, khó khăn là các mạch núi ăn lan sát ra biên.
- Các cửa sông, vùng vịnh kín ven biểu là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu
* Thủy văn :
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2.360 con sông dài trên 10km
- Những hệ thông sông ngòi có giá trị giao thông vận tải đường thủy là hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Cửu Long - Đồng Nai và mạng lưới kên rạch chằng chịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số sông khác cũng có giá trị về giao thông thủy như sông Mã, sông Cảm, sông Thu Bồn...
- Tuy nhiên, khó khăn là các sông miền núi lắm thác, ghềnh, các sông ở đồng bằng bị phù sa bồi lắng. Chế độ nước có sự chênh lệch lớn theo mùa.
* Khí hậu : Cho phép khai thác mạng lưới vận tải quanh năm, tuy nhiên về mùa mưa bão, giao thông có khó khăn hơn so với mùa khô.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
* Sự phát triển và phân bố các ngành kính tế có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
Nước ta hiện đang trong quá trình đổi mới, giao thông vận tải được đẩy mạnh đầu tư, đồng thời những chuyển biến trong cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới, sự phát triển mạng lưới đô thị đang thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải
* Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Mạng lưới giao thông vận tải phát triển ở trình độ nhất đinh, đã hình thành một số đầu mối vận tải tổng hợp.
- Đã phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí vận tải, đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật có trình độ ngày càng cao
- Khó khăn : Nhiều công trình đường xá, bến cảng đã bị xuống cấp. Thiếu vốn. Phải nhập khẩu nhiều xăng dầu.
* Chính sách ưu tiên phát triển ngành giao thông vận tải.
Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, đường bộ có tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển (bao gồm cả hành khách lẫn hàng hóa - sgk Địa lí 12 trang 136)
=> Chọn đáp án A
Tài nguyên cho phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta:
- Công nghiệp: thuỷ sản => phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản; khoáng sản biển => phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Nông nghiệp: thuỷ sản, muối,...
- Giao thông vận tải biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá,... => thuận lợi xây dựng cảng biển,...
- Du lịch: nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan xanh tốt.
Em tìm hiểu về trữ lượng, phân bố, đặc điểm các tiềm năng được in đậm nhé.
Gợi ý làm bài
Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình.
-Đường bộ (đường ô tô):
+Những năm gần đây, nhờ được chú trọng đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá, phủ kín các vùng.
+Hiện nay cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ.
+Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất.
+Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng câp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh.
+Nhiều phà lớn đã được thay bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên còn nhiều đường hẹp và xấu.
-Đường sắt:
+Tổng chiều dài đường sắt là 2.632 km.
+Đường sắt Thống nhất Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.
+Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.
+Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.
-Đường sông: Mạng lưới đường sông mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông cửu Long (4.500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2.500 km).
-Đường biển:
+Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Họat động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
+Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
-Đường hàng không:
+Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004, hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777, Boeing 767,...
+Đến năm 2007, cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
+Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sơ ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội (Nội Bài), Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) và Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
-Đường ống: Vận tải đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.