Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:
- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.
- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:
+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc:
- Trong thời kì dựng nước:
+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,
- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
tham khảo
Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :
–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.