Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Công nghiệp dầu khí là ngành quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước khu vực Tây Nam Á vì:
+ Tài nguyên về địa hình và đất, khí hậu, sông và hồ, sinh vật có phần hạn chế nhưng lại giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Trữ lượng dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng thế giới, khí tự nhiên chiếm hơn 40% trữ lượng thế giới.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu dầu mỏ tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ, là yếu tố quan trọng giúp ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp dầu như như công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển đẩy mạnh nền công nghiệp nói chung của các nước Tây Nam Á ngày càng có tỉ trọng cao.
+ Nông nghiệp là ngành không có điều kiện thuận lợi và phải đầu tư chi phí cao nên các nước Tây Nam Á chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp dầu khí để phát triển kinh tế.
+ Công nghiệp dầu khí tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, giá trị cao, mang lại nguồn thu lớn cho các nước Tây Nam Á. Góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Tham khảo
- Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:
+ Có nền văn hóa mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,…
+ Ở một số nước người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển.
+ HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.
+ Có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, phần lớn dân cư là người Ả-rập theo đạo Hồi.
+ Hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo…
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Ít dân nên nguồn lao động ít, thị trường tiêu thụ hạn chế.
+ Mức tăng dân số ảnh hưởng bởi người lao động từ vùng khác tới.
+ Cơ cấu dân số đang già hóa, là trở ngại đối với nguồn lao động và sự phát triển kinh tế. Đặt ra một số vấn đề về an sinh xã hội.
+ Dân cư tập trung không đồng đều dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong khu vực.
+ Đa dân tộc tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề như: xung đột sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…
Đặc điểm dân cư :
- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).
- Thành phần dân cư:
+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).
+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...
- Cơ cấu dân số:
+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.
+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.
- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);
+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).
+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)
Tham khảo
- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:
+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.
+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.
+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.
+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.
Tham khảo:
Những quốc gia có GNI/người khá cao như: Ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kì, Irsael
- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực: I-xra-en, UAE có chỉ số HDI rất cao (trên 0,9), trong khi HDI của Áp-ga-ni-xtan, Yemen chưa đến 0,5 (năm 2020).
- Là khu vực có bề dày về lịch sử và nền văn hóa phong phú, độc đáo:
+ Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.
+ Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực đã từng có nhiều công trình giá trị vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Nơi đây còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, các lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc.
+ Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
=> Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.
- Công nghiệp dầu khí là ngành quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước khu vực Tây Nam Á vì:
+ Tài nguyên về địa hình và đất, khí hậu, sông và hồ, sinh vật có phần hạn chế nhưng lại giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Trữ lượng dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng thế giới, khí tự nhiên chiếm hơn 40% trữ lượng thế giới.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu dầu mỏ tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ, là yếu tố quan trọng giúp ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp dầu như như công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển đẩy mạnh nền công nghiệp nói chung của các nước Tây Nam Á ngày càng có tỉ trọng cao.
+ Nông nghiệp là ngành không có điều kiện thuận lợi và phải đầu tư chi phí cao nên các nước Tây Nam Á chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp dầu khí để phát triển kinh tế.
+ Công nghiệp dầu khí tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, giá trị cao, mang lại nguồn thu lớn cho các nước Tây Nam Á. Góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
mọi người ơi, cóo ai biết câu này khongg, giúp tớ với:v