Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích câu thì em lên mạng tra giùm chị nhé, vì trên mạng nhìu lắm
Phần phản biện để chị giúp :
Người thầy quả thực có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ hs chúng ta . Nhưng đâu phải lúc nào người thầy cũng là người đem lại thành công cho chúng ta. Cũng một người thầy ấy, cũng cách giảng bài ấy, nhưng trong lớp vẫn có những hs khá giỏi, yếu kém. Những con người học hành giỏi giang cũng phải nhờ nghị lực vươn lên và không thể thiếu sự chăm chỉ chịu khó
Ngoài ra thì vẫn còn những con người "làm nên" được cũng là nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ cuộc sống. Họ trải qua những tháng ngày gian lao để rồi có cho mình hành trang vững chắc, chứ không nhất thiết phải có thầy thì họ mới tài giỏi được.
Ý thui, em diễn đạt lại cho hay hơn nha. chúc em học thật tốt
Nhân dân ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” vì thế mà vai trò của người thầy trong cuộc sống luôn rất được đề cao. Từ xa xưa, dân gian ta đã dạy: không thày đố mày làm nên. Thế nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng; Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi thực tế dường như chúng ta đang đứng trước hai lời khuyên hoàn toàn đối lập nhau.
Có thể nói, trong việc học, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Thầy giáo là người trực tiếp dạy bảo ta. Thầy truyền cho ta kiến thức. Thầy chỉ cho chúng ta con đường và cách thức tiếp cận những điều chưa hề có hoặc có mà chưa sâu sắc trong kho tàng tri thức của chúng ta. Và vì thế mà kho tàng tri thức của chúng ta phong phú và sinh động. Lúc ta còn nhỏ, thầy cô giáo dạy ta học ăn học nói. Khi lớn lên các thầy lại dạy bảo ta những kiến thức, những kỹ năng kỹ xảo để có thể độc lập mà giải quyết những công việc của mình. Vai trò của thầy cô như thế quả thực là vô cùng quan trọng và không thể nào thay thế được. Và như thế có nghĩa là lời dạy của nhân dân ta: không thày đố mày làm nên là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên trong việc học, bên cạnh thầy cô, chúng ta còn có bạn. Bạn bè là những người sống gần gũi với chúng ta. Họ luôn sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ với chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Có những điều chưa hiểu hoặc chưa biết, chúng ta có thể cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi thầy nhưng lại rất dễ dàng mang đến và sẻ chia với bạn. Bạn giúp chúng ta giải toả những khó khăn, lại có thể trao đổi để rút ra những bài học quý phù hợp với tâm lý, nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì việc học từ bạn cũng mang lại cho chúng ta nhiều hữu ích mà nhân dân ta mới nói quá lên thành câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.
Thực ra hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn với nhau. Mỗi câu là một bài học quý bởi thực tế cũng như chứng minh học thầy và học bạn đều quan trọng, đều rất hữu ích đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của chúng ta. Thầy cung cấp kiến thức và phương pháp nhưng bạn bè lại là người luôn cùng chúng ta chung sức luyện rèn. Để học tốt, chúng ta phải thường xuyên coi trọng việc tiếp thu kiến thức và phương pháp của thầy. Đồng thời chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua.
Việc học là sự nghiệp của cả đời người. Trong quá trình ấy, chúng ta phải biết ơn những người đã dạy dỗ chúng ta. Thế nhưng đã trở t hành những con người hữu ích, chúng ta phải siêng năng học hỏi ở bạn bè và tự học trong cuộc sống. Nhà trường là một môi trường lớn nhưng xã hội còn là một môi trường giáo đục lớn hơn. Và như thế để giỏi giang trong học tập và trong nghề nghiệp sau này ngay tự bây giờ, chúng ta phải xác định: phải không ngừng học tập và phải luôn luôn có ý thức phấn đấu để vươn lên
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
!-->
Có công mài sắt có ngày nên kim
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Bước đi trên con đường đời, không thể thiếu những cánh tay dìu dắt con người ta trải qua những khó khăn, thử thách, và cánh tay của những người thầy, người dạy dỗ ta cũng là một trong số đó. Do đó, “Không thầy đố mày làm nên” chính là một trong những lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với thế hệ con cháu.
Câu tục ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. “Thầy” ở đây là những người cho ta kiến thức, bài học về cuộc sống để con người có thể tư duy và phát triển, thực hiện những điều đúng đắn. Dùng một cách nói dân dã, “không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã đề cao vai trò của những người thầy đối với cuộc đời của người, từ đó, khuyên nhủ con cháu cần biết kính trọng với những người đã giúp ta trong cuộc sống.
“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ có lẽ đã vô cùng phổ biến trong cuộc sống đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên hay bất cứ con người nào về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, con người từ khi sinh ra chẳng phải là một cuốn từ điển bách khoa để có thể hiểu biết được tất cả mọi thứ, vì kiến thức là vô cùng vô tận, bên cạnh việc tự học, tự tìm hiểu thì cần có những người xung quanh cung cấp, chỉ bảo những điều hay, điều đúng đắn. Họ là những người thầy có ý nghĩa trong cuộc đời ta, chỉ cho ta những gì ta chưa biết, định hướng cho ta những gì ta đã biết, đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường cuộc đời của ta. vforum.vn Vậy nên, khi con người tìm đến được thành công, thì không thể không kể đến công lao của những người thầy, người trợ giúp, người cung cấp tri thức cho ta.
Nếu cha mẹ là những người mở ra con đường đi đến thành công cho ta thì chính những người thầy – những người lái đò thầm lặng sẽ là những người đặt những viên gạch đầu tiên lên con đường ấy để ta có thể bước đi một cách vững trãi. Từ lâu, bên cạnh công lao sinh dưỡng của cha mẹ thì công lao dưỡng dục của người thầy cũng được nhân dân ta đề cao và coi trọng. Những người thầy lớn của dân tộc như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...luôn được tôn vinh và kính trọng hay ngày lễ lớn Nhà Giáo Việt Nam 20-11 cũng là một dịp để các học trò tri ân, tôn vinh những người làm thầy, những người đã có công trong việc “trồng người”.
Nếu không có những người thầy mang lại ánh sáng của tri thức cho ta hay dìu dắt ta trên chặng đường của chính bản thân mình thì con người sẽ dễ dàng vấp ngã, từ bỏ hay mất niềm tin, động lực và vĩnh viễn chẳng thể nào đạt được thành công. Dó đó, cần phải biết ơn, kính trọng đối với những người thầy. Tuy nhiên, dù là một đạo lý truyền thống của dân tộc nhưng có nhiều cá nhân trong cuộc sống hôm nay vẫn có thói sống “ăn cháo đá bát”, họ vô ơn, bất kính đối với chính những người đã góp phần tạo nên thành công của họ, họ phủ nhận công lao dạy dỗ của những người thầy và cho rằng đó hoàn toàn là công sức của bản thân mình. Lối sống đó thật đáng lên án. Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu, tuy vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người là rất lớn thế nhưng không phải vì thế mà dựa dẫm hoàn toàn vào thầy, mà chính bản thân con người cũng cần không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức của người thầy và tự rèn luyện bản thân theo những gì mà thầy đã định hướng và chỉ bảo. Người thầy không phải là người tạo nên cuộc đời ta nhưng sẽ là người chỉ dẫn cho ta tạo nên cuộc đời chính mình.
Tuy đã ra đời từ bao đời nay nhưng câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Không thầy đố mày làm nên” quả thực là một lý lẽ vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa tác động đến nhận thức và cách làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cũng như biết bao thế hệ con cháu sau này, tiếp thu, nối tiếp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời nay.
- Câu tục ngữ Việt Nam giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bởi lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu: Không thầy đố mày làm nên.
Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có ngườ thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.
Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông..., lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.
Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta "muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.
Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc. Chúng ta bắt gặp trong cuộc sống này rất nhiều những trường hợp và điều đó đã mang lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống này, cuộc sống trải qua muôn vàn những khó khăn, chính vì vậy nếu chúng ta biết tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ chúng ta sẽ trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.
Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó. Ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này.
Để khắc phục điều đó chúng ta luôn luôn phải rèn luyện bản thân để mình có thể trở thành một con người có ích cho xã hội, chính những điều đó làm cho chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta, đó là những bài học quý báu được chúng ta phát huy và lưu truyền một cách mạnh mẽ, để có được những điều đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.
So sánh:
- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
BÀI LÀM
Việt Nam ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Từ xưa, ông cha ta đã biết coi trọng vai trò và vị trí của người thầy trong xã hội. Họ thường xuyên khuyên bảo con cháu rằng: Không thầy đố mày làm nên.
Câu tục ngữ có nghĩa sâu sắc, đề cao vị trí của người thầy đối với học trò. Thật vậy, từ xưa đến nay người thầy luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy dỗ thế hệ trẻ. Thầy là người truyền thụ kiến thức, nâng cao hiểu biết cho chúng ta. Thầy soi đường dẫn lối, đưa chúng ta đến những chân trời mới, những ước mơ, khát vọng, trang bị đầy đủ kiến thức để chúng ta vững tin bước vào đời. Thầy không những truyền đạt cho chúng ta những kiến thức phong phú, bổ ích mà thầy còn dạy dỗ ta, giáo dục ta những đạo lý tốt đẹp. Thầy góp phần to lớn trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của chúng ta. Trong sự thành đạt của người học trò, thầy bao giờ cũng là người đóng góp công sức to lớn. Thầy luôn bên cạnh ta, động viên ta những khi ta vấp ngã. Thầy nâng bước và tiếp sức cho ta rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đã có biết bao học trò, nhờ những động viên, khuyên bảo của thầy mà vững tin vào bản thân, đứng dậy sau những vấp váp của cuộc đời để rồi khôn lớn hơn, trưởng thành hơn. Thầy luôn âm thầm dõi theo bước đi của học trò mình mà mỉm cười mãn nguyện khi học trò thành đạt. Vâng! Niềm vui của người thầy là được nhìn thấy học trò của mình tiến bộ trong học tập và thành đạt trong cuộc sống.
Có thể nói hầu hết những người được thành công trong học tập hay sự nghiệp theo sau họ bao giờ cũng có một người thầy giỏi, tâm huyết và thương yêu học trò. Ai đã từng đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh thầy Đuy-sen, một người thầy tận tâm, hết lòng yêu thương học trò. Thầy gần như quên đi cả bản thân mình, hy sinh tất cả để những đứa trẻ được đến trường và để học trò của thầy thành đạt. Thầy đã đem đến nguồn sáng cho bọn trẻ làng Ku-ku-rêu. Thứ ánh sáng văn minh, ánh sáng của tri thức mà chúng chưa bao giờ biết đến. Thầy đã gieo hạt giống về niềm tin, về hi vọng, về những ước mơ, khát khao được đi đến những chân trời xa xôi, được tận mắt nhìn thấy những điều thú vị đang xảy ra trên thế giới. Thầy đã làm thay đổi suy nghĩ, thay đổi nhận thức của những đứa trẻ, để rồi cuộc đời của chúng cũng từ đó mà tươi sáng hơn, rộng mở hơn. An-tư-nai là một đứa trẻ nhem nhuốc, rách rưới cuối cùng đã trở thành nữ viện sỹ danh tiếng nước Nga rộng lớn.
Vâng! Thầy Đuy-sen đã để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu sắc, khó quên. Và trên thế giới này, những người thầy như Đuy-sen còn rất nhiều. Nhờ có những người thầy tận tâm, hết lòng yêu thương học trò như thế mà đã có biết bao nhiêu người thành đạt, tài giỏi. Như họa sĩ lừng danh Lê-ô-na Đơ-Vanh-xi nhờ thầy Ve-rô-ki-ô khắt khe dạy dỗ từng nét vẽ mà về sau thành tài. Và có lẽ, nếu không có thầy Đuy-sen thì những đứa trẻ như An-tư-nai mãi mãi chỉ sống trong thế giới mù mịt của đói nghèo, dốt nát; không có thầy Ve-rô-ki-ô thì chưa hẳn đã có một họa sĩ tài ba như Lê-ô-nai Đơ-Vanh-xi.
Thế đấy, người thầy luôn có sức ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đời mỗi chúng ta. Nhưng thầy cô vẫn mãi mãi chỉ là những người thâm lặng, đứng bên cổ vũ và dõi theo bước mỗi chúng ta. Điều đó càng làm cho những người thầy càng trở nên cao quý, đáng kính hơn.
Nhận thức rõ vai trò cao quý của người thầy, ông bà ta cũng hay nhắc nhở nhau:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Đúng vậy! Kính trọng thầy vừa thể hiện lòng biết ơn đối với những người thầy đã dạy dỗ ta, vừa là đạo lí làm người bao đời của dân tộc Việt Nam.
Không thầy đố mày làm nên, câu tục ngữ thể hiện quan niệm của ông cha ta về vị trí người thầy. Đồng thời câu tục ngữ cũng là lời nhắc nhở ta rằng dù ngày hôm nay, dẫu ta đã khôn lớn trưởng thành, dù có là những người thành đạt trong xã hội thì chúng ta cũng đừng bao giờ quên những người thầy đã từng dạy dỗ, dìu dắt ta nên người.
thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời : - Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ ! Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở dau luc nao cung can giu gin
xl p nhà mk viết ngược
Phần dưới chuyển lên trên
Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau...Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu...Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :“Đồi cao thắm sắc ti gônTrồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ phải yêu kính thầy”Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với