Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :
Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản :
Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.
- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng)
Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....
*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !
Cồn Ngũ Hiệp dài đến 13km, chỗ rộng nhất khoảng 2km, là không gian rộng lớn đủ để cho du khách thỏa lòng hương vị phù sa sông nước. Trong các tour du lịch Tiền Giang Mỹ Tho, điểm đến Cồn Ngũ Hiệp còn được ví như một nàng thơ với vẻ đẹp đượm buồn vì cồn nằm tách mình với phần đất liền của huyện Cai Lậy, bởi con sông Năm Thôn quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhưng khi đến Ngũ Hiệp, các bạn không hề có cảm giác bị tách biệt với đất liền, mà có cảm giác như lạc vào một thế giới thiên nhiên đầy hoa trái.
Cồn Ngũ Hiệp ở Tiền Giang
Bạn sẽ được trải nghiệm tuyệt vời nơi vườn trái cây, không chỉ là tham quan mà còn được thưởng thức trái cây tươi tại vườn thật thú vị. Đến đây, bạn còn được xắn ống quần lên để xuống mương bắt cá, rồi lên bờ vừa ngồi nướng con cá thơm ngon, vừa ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã. Thích thú hơn thì du khách bắt đầu du lịch bằng xuồng chèo, nghịch nước trong tiếng mái chèo khua nhè nhẹ. Nếu du khách có thời gian để đi du lịch qua đêm, thì còn gì tuyệt vời hơn, vì có thời gian ngồi hóng mát dưới bóng cây, nghe đờn ca tài tử da diết khi trời chiều buông phủ.
Cồn Ngũ Hiệp lúc nào cũng làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” bởi không gian du lịch xanh tươi đầy sức sống, cùng những người dân thân thiện dễ mến. Một lần đến tham quan những vườn cây ăn trái không lạm dụng phân bón hóa học, tân dụng rác thải xử lý làm phân bón vừa tốt cây vừa bảo vệ môi trường, thấy sao yêu thương hơn vùng đất đã xanh còn thêm sạch hơn.
Một lần tham quan Cồn Ngũ Hiệp mới thấy hết, nơi đây có biết bao điều làm vấn vương du khách. Sự vấn vương như những trái sầu riêng đặc sản thơm ngon, luôn phảng phất mãi một mùi thơm nồng của cồn Phú Hiệp trù phú. Đến nay, cồn Ngũ Hiệp có hơn 1.331 ha vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao. Bởi thế, khách cứ đến Ngũ Hiệp là ai nấy đều “tay xách nách mang” mấy quả sầu riêng vàng ươm về dùng, về làm quà biếu như góp phần lan tỏa hương thơm, nhân rộng nỗi vấn vương đến thêm nhiều nhiều người
Cồn Ngũ Hiệp dài đến 13km, chỗ rộng nhất khoảng 2km, là không gian rộng lớn đủ để cho du khách thỏa lòng hương vị phù sa sông nước. Trong các tour du lịch Tiền Giang Mỹ Tho, điểm đến Cồn Ngũ Hiệp còn được ví như một nàng thơ với vẻ đẹp đượm buồn vì cồn nằm tách mình với phần đất liền của huyện Cai Lậy, bởi con sông Năm Thôn quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhưng khi đến Ngũ Hiệp, các bạn không hề có cảm giác bị tách biệt với đất liền, mà có cảm giác như lạc vào một thế giới thiên nhiên đầy hoa trái.
Bạn sẽ được trải nghiệm tuyệt vời nơi vườn trái cây, không chỉ là tham quan mà còn được thưởng thức trái cây tươi tại vườn thật thú vị. Đến đây, bạn còn được xắn ống quần lên để xuống mương bắt cá, rồi lên bờ vừa ngồi nướng con cá thơm ngon, vừa ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã. Thích thú hơn thì du khách bắt đầu du lịch bằng xuồng chèo, nghịch nước trong tiếng mái chèo khua nhè nhẹ. Nếu du khách có thời gian để đi du lịch qua đêm, thì còn gì tuyệt vời hơn, vì có thời gian ngồi hóng mát dưới bóng cây, nghe đờn ca tài tử da diết khi trời chiều buông phủ.
Cồn Ngũ Hiệp lúc nào cũng làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” bởi không gian du lịch xanh tươi đầy sức sống, cùng những người dân thân thiện dễ mến. Một lần đến tham quan những vườn cây ăn trái không lạm dụng phân bón hóa học, tân dụng rác thải xử lý làm phân bón vừa tốt cây vừa bảo vệ môi trường, thấy sao yêu thương hơn vùng đất đã xanh còn thêm sạch hơn.
Một lần tham quan Cồn Ngũ Hiệp mới thấy hết, nơi đây có biết bao điều làm vấn vương du khách. Sự vấn vương như những trái sầu riêng đặc sản thơm ngon, luôn phảng phất mãi một mùi thơm nồng của cồn Phú Hiệp trù phú. Đến nay, cồn Ngũ Hiệp có hơn 1.331 ha vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao. Bởi thế, khách cứ đến Ngũ Hiệp là ai nấy đều “tay xách nách mang” mấy quả sầu riêng vàng ươm về dùng, về làm quà biếu như góp phần lan tỏa hương thơm, nhân rộng nỗi vấn vương đến thêm nhiều nhiều người
- Lom khom: dáng vẻ cúi, thấp, bước đi dò dẫm.
- Lác đác: thưa
- Khúc khuỷu: địa hình không bằng phẳng
- Thăm thẳm: sâu, hẹp
- Heo hút: cao, nhỏ
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
tắm nắng buổi sáng để có thêm vitamin D
chăm sóc và có thức ăn hợp lý
chắm sóc từ khi còn ở trong bụng mẹ
`.~
trả lời
Câu hỏi của An Thúy - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
Câu hỏi của Vu Hoa - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
2 link cbht
Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."
- Nghiêm!
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!
Thầy giám thị cười khá tươi:
- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":
- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.
Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
- Trần Thị L.N.
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...
Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.
Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?
Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":
- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?
Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...
Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.
Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."
tham khảo nha bạn
nguồn mạng
Chắc hẳn trong trái tym mỗi người luôn có hình ảnh người mà ta y quý nhất: người đó có thể là ông là bà, người đó có thể là cha là anh chị em, những người thân yêu của ta, nhưng đó cũng có thể là hình ảnh bạn bè thầy cô giáo. Người mà tôi yêu quý gắn bó đó chính là mẹ tôi.
Từ thuở nhỏ đến h, mẹ là người gắn bó nhất với tôi. Vì ba tôi thường đi công tác xa nên mẹ là người gần gũi và cũng là người hiểu tôi nhất. Mẹ ở bên tôi bù đắp những j mà ba không thể cho tôi. Vì vậy mà tôi rất yêu thương kính trọng mẹ. Tôi biết mẹ đã phải vất vả đế nuôi tôi ăn học. Bàn tay mẹ đã chai sạn lại vì làm việc vất vả từ sáng tới chiều, nhưng đôi bàn tay đó vẫn không mất đi sự ấm áp. Khi áp tay mẹ vào má, tôi bỗng như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trên con đường tiến tới tương lai. Khi áp tay mẹ vào má, những nỗi buồn trong tôi bỗng tan biến, bù lại là một sự bình yên mà tôi chỉ có thể tìm thấy ở người mẹ yêu quý của tôi. Có thể bàn tay của mẹ không được trắng trẻo, được nõn nà như bàn tay của những bà mẹ khác, nhưng đối với tôi bàn tay đó của mẹ là đẹp nhất, là ấm áp nhất trên đời này. Chắc hẳn tôi sẽ không thể tìm được đôi bàn tay nào giống như đôi bàn tay của mẹ – đôi bàn tay của tuổi thơ tôi.
Điều mà tôi thấy thích thứ hai của mẹ chính là mái tóc của mẹ – mái tóc thơm mùi bồ kết. Tôi rất thích ngắm mẹ gội đầu. Tôi cảm thấy vui sướng khi nhìn những gáo nước được bàn tay mẹ dội xuống đầu. Thỉnh thoảng bất chợt bắt gặp một sợi tóc bạc của mẹ, tôi lại thấy lòng trĩu xuống và chợt thấy thương mẹ quá. Khi nào rảnh rỗi, tôi lại nhổ tóc sâu cho mẹ. Lúc đó mẹ hỏi tôi về chuyện học hành hay chuyện bạn bè. Tôi kể cho mẹ nghe điểm 10 môn Toán hay điểm 8 môn Văn, hoặc kể cho mẹ nghe chuyện trong lớp, trong trường. Mẹ không khen tôi nhiều về điểm cao như một số bà mẹ khác mà chỉ động viên tôi và bảo tôi phải cô gắng hơn nữa. Đó chính là những giờ phút thật bình yên, thật hạnh phúc, là những giờ phút mà tôi nhớ nhất, mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi biết rằng tôi sẽ không thể tìm được nơi nào thanh bình, nơi nào làm cho tâm hồn tôi được nhẹ nhõm hơn khi tôi ở bên mẹ. Và tôi không biết nếu như ông trời không sinh ra những người mẹ thì tôi sẽ tìm những lời an ủi tôi khi tôi buồn ở đâu, tôi sẽ tìm những lời động viên, khích lệ tôi tiến bước ở nơi đâu. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã tặng tôi người mẹ tuyệt vời, tôi thầm cảm ơn ông trời đã ban cho những đứa trẻ thơ ngây những bà mẹ – món quà tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Nhưng mẹ tôi cũng là người rất nghiêm khắc. Khi tôi mắc lỗi, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt giận dữ xen lẫn một chút nỗi buồn. Lúc đó, nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy thật ân hận vì đã làm cho mẹ buồn. Nhưng giống như ba, mẹ cũng không đánh, không mắng tôi nặng lời mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Nhưng có lần vì quá giận dữ mà mẹ đã cầm roi đánh tôi vài cái. Khi đó tôi cảm thấy giận mẹ và nghĩ rằng chắc mẹ không còn thương tôi nữa. Tôi về phòng khóc rấm rứt, nhưng không phải vì giận mẹ mà vì buồn, vì mẹ không còn hiền, không còn thương tôi nữa. Đó thật là một ý nghĩ trẻ con phải không các bạn? Tối hôm đó, khi đang ngủ tôi bỗng cảm thấy hình như có ai đang vào phòng. Tôi khẽ mở mắt, thì ra đó chính là mẹ. Mẹ nhẹ nhàng bước vào, khẽ đắp lại chăn cho tôi. Bỗng tôi thấy giọt nước rơi trên má. Thì ra là mẹ đang khóc, có lẽ là mẹ không biết tôi đã tỉnh dậy rồi. Tôi bỗng nhận ra rằng, mẹ vẫn còn rất thương yêu tôi. Tôi biết mẹ đánh tôi chỉ vì thương tôi, chỉ vì mong tôi tốt hơn. Vậy mà tại sao tôi lại không hiểu được điều đó, tại sao tôi lại không cảm nhận được tình thương vô bờ bên của mẹ dành cho tôi. Tôi rất muốn ngồi dậy ôm mẹ và nói lời xin lỗi với mẹ nhưng tôi không dám và tôi chỉ biết nằm đó, nghe tiếng mẹ bước ra khỏi phòng và tôi chợt thấy cay cay nơi sống mũi. Và tôi biết có thể suốt đời, tôi sẽ không thể nào trả hết những gì mà mẹ đã cho tôi, những gì mà mẹ đã hi sinh vì tôi. Bây giờ tôi chỉ có thế cố gắng học thật giỏi, trở thành “con ngoan trò giỏi” để đền đáp công ơn của mẹ và để luôn nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mẹ. Mẹ sẽ luôn là một chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc đời tôi, là nơi tôi có thể tìm thây sự thanh bình, êm ả.
Đối với tôi, mẹ là người quan trọng nhất, là người tôi yêu quý nhất và là người đẹp nhất trong lòng tôi. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, làm điều tốt để mẹ vui lòng và để mẹ không bao giờ phải buồn vì tôi. “Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng” – đó là câu nói mà tôi rất muốn nói với mẹ và chắc chắn rằng sẽ có lúc tôi nói câu đó với mẹ từ sâu thẳm trái tim tôi.
#Châu's ngốc
Nâng cao hay thường ?
Mà tui cũng đang cần ai cho xin đề
1.
3. Cấu trúc : gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.
- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.
2
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giúp sự việc được thể hiện cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể.
3
1. Sách giáo khoa là số 1
Nhiều bạn luôn nghĩ rằng, ôn khối C thì phải chú trọng học nhiều từ sách tham khảo. Nhưng thật ra, những kiến thức trong sách giáo khoa đã là khá đầy đủ và chuẩn nhất theo chương trình của Bộ GD & ĐT, các đáp án của đề thi đại học – cao đẳng cũng chỉ yêu cầu cấp độ cơ bản như vậy. Do đó, nếu bạn không phải là một người học đặc biệt xuất sắc các môn xã hội, thì đừng vội “nhảy cóc” với sách tham khảo vì như thế sẽ phải ôm đồm một lượng kiến thức rất lớn và dễ làm bạn nản chí nếu quá sức. Hãy làm bạn với sách giáo khoa thật thân thiết trước khi “mở rộng mối quan hệ” ra những cuốn văn mẫu, để học tốt hay sách tham khảo…
2. Chép tay thay vì đọc thuộc
Khoa học đã chứng minh rằng, việc đọc thuộc chỉ là ghi nhớ tạm thời trong vỏ não, nó sẽ nhanh chóng bị quên đi nếu như bạn không thường xuyên đọc đi đọc lại với một tần suất lớn trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, kể cả khi bạn đã thuộc làu làu như “cháo trảy” thì vẫn có thể đến một lúc nào đó sau này, bạn hoàn toàn không còn chút ấn tượng nào về điều đó. Trong tâm lí học, người ta gọi đó là “ sự quên” của vỏ não. Chính vì vậy, thay vì cầm quyển sách lên và đọc như một con vẹt, bạn hãy tập cho mình thói quen chép tất cả những điều cần nhớ ra giấy. Điều này lại càng đặc biệt hữu ích cho những bạn “chữ gà bới” có cơ hội luyện viết.
Lưu ý rằng, phải chép thật gọn gàng và sạch đẹp bởi điều này sẽ quyết định rất lớn đến hứng thú ôn bài của bạn. Sẽ thật tồi tệ nếu như bạn cầm một quyển vở chữ nghĩa loằng ngoằng dịch mãi không ra hay nhem nhuốc, gạch xóa lung tung. Kiên nhẫn và cẩn thận chép đi, chép lại hai ba lần rồi ghim những tờ giấy chép tay đó lại thành một tập tài liệu cá nhân (dùng để áp dụng những bí quyết 3 – 4 tiếp sau đây). Sẽ hơi tốn một chút thời gian và công sức nhưng chắc chắn hiệu quả của nó đem lại sẽ tốt không ngờ đấy.
3. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ cây (hay còn gọi là sơ đồ tư duy)
Hãy thử tưởng tượng, nếu làm theo bí quyết 1 và 2, với 3 quyển sách giáo khoa Văn – Sử - Địa dày cộp sẽ ngốn của bạn bao nhiêu thời gian và công sức để chép lại hoàn toàn ra giấy, hơn nữa là chép đi chép lại hai-ba lần. Để khắc phục nhược điểm này, bí quyết 3 ra đời. Đọc kĩ sách giáo khoa và gạch chân những ý chính, đặc biệt là những bài giảng trên lớp của giáo viên cũng đều đã có nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, chủ yếu. Khi chép ra giấy, bạn hãy sơ đồ hóa nó (thay vì diễn đạt lại dài dòng những câu văn lê thê) thật ngắn gọn, súc tích từ ý chính dẫn đến ý phụ, từ ý nhỏ dẫn đến ý lớn. Trình bày thật sáng sủa, khoa học và đặc biệt là dễ đọc. Có thể sử dụng kí hiệu, viết tắt cho đỡ tốn không gian, miễn là bạn hiểu.
4. Từ khóa (key word)
Là những từ, cụm từ hay những con số đơn giản, đặc biệt, khác lạ để dễ nhớ và phân biệt. Với mỗi một chuyên đề, một tác phẩm hay vùng miền địa lý hoặc sự kiện lịch sử, hãy tìm ra những từ khóa riêng biệt bao quát toàn bộ nội dung của chúng. Để chỉ cần nhìn thấy những từ này là bạn đã có thể hình dung ra được tổng thể nhất, đầy đủ và bản chất nhất sự việc là gì? diễn ra như thế nào? Ví dụ, cao su nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, hình ảnh tương phản sáng – tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, từ khóa của cuộc khởi nghĩa Nam Kì là lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện…
Học thuộc bằng sơ đồ hình cây
5. Tưởng tượng và tư duy liên hệ
Nếu bạn là một người giàu trí tưởng tượng thì bí quyết này thật sự sẽ chắp cánh cho những bài học của bạn. Đặc biệt là đối với những kiến thức khó hiểu hay những con số rắc rối, ngày tháng năm sự kiện dễ nhầm lẫn nhưng luôn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối thì bây giờ việc ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với mỗi một câu chuyện trong văn học, những trận chiến trong lịch sử, bạn hãy tưởng tượng mọi sự việc, mọi chi tiết diễn ra trong đầu bạn như những câu chuyện của chính mình, mình là nhân vật được tham gia vào câu chuyện. Cũng có thể bạn thích thú với một bộ phim, một bài hát hay cuốn truyện tranh nào đó, hãy liên hệ và biến chúng thành những tác phẩm văn học, sự kiện lịch sử kia.
Ví dụ, nếu bạn đã từng xem phim “Mùa lá rụng” thì việc cảm nhận tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng sẽ hoàn toàn trong tầm tay. Bạn là người chị gái trong “Những đứa con trong gia đình”, bố mẹ bạn bị giặc Mỹ giết hại và bạn với em trai nhất định tranh nhau đi nhập ngũ rồi được chú bạn đồng ý… Hãy tưởng tượng theo cách mà bạn muốn dù nó ngô nghê và buồn cười, miễn là bạn thấy thích thú với nó, đảm bảo những câu chuyện dài hàng trang giấy, những sự kiện lịch sử lằng nhằng sẽ trở nên thú vị rất nhiều.
Riêng đối với những con số, ngày/tháng/năm lịch sử, bạn chỉ cần liên hệ chúng cho giống với ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, người nổi tiếng, những con số may mắn, phổ biến. Ví dụ như ngày 7/5 là ngày sinh nhật đứa bạn thân bạn và đó cũng là ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng vang dội. Chỉ cần bạn chịu khó quan sát và để ý, sẽ có nhiều sự liên hệ thú vị và đặc biệt không ngờ đấy.
6. So sánh giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều
Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại đặc biệt cao. Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những con số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ sẽ được gói gọn lại rất nhiều.
Ví dụ, so sánh các hội nghị TW Đảng với nhau về mục tiêu, nhiệm vụ, khẩu hiệu, xác định kẻ thù…, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn- khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương về nội dung, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… hay so sánh vùng đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải miền Trung về các tiêu chí như diện tích, đặc trưng, sản lượng… các con số gần giống nhau hay tương phản nhau như đỉnh Phanxipang cao 3143m thì tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam cũng là 3143 km, Việt Nam có 2360 con sông thì đường bờ biển Việt Nam dài 3260 km (chỉ đảo vị trí số 2 và số 3), hiệp định Giơnever kí ngày 21/7/54 thì hiệp định Paris kí ngày 27/1/73. Việc so sánh này nên trình bày theo kiểu kẻ bảng thật rõ ràng, khoa học sẽ dễ học hơn. Sau khi so sánh, bạn hãy túm gọn những điểm giống của chúng và chỉ cần nhớ một lần, những điềm khác nhau còn lại sẽ còn rất ít và sẽ làm bạn nhớ sâu sắc hơn bởi đó là bản chất của sự việc.
7. Đọc thật nhiều
Đọc cũng là cách giúp học thuộc nhanh
Nghe có vẻ mâu thuẫn với bí quyết 1 nhưng thực sự hai điều này hoàn toàn liên quan và hỗ trợ mật thiết cho nhau. Nếu nói học từ sách giáo khoa là học từ người thầy, thì học từ việc đọc nhiều sách là học từ bạn. Đọc nhiều sách giúp bồi dưỡng vốn từ, cách sử dụng câu cú cũng như đảm bảo đúng chính tả khi làm bài tập. Không phủ nhận việc sử dụng sách giáo khoa làm khung xương chính, vai trò nền tảng cung cấp kiến thức chủ yếu nhưng cũng phải khẳng định vai trò lớn lao của việc đọc nhiều sách, báo, truyện…sẽ giúp việc diễn đạt, trình bày những kiến thức thu nhận từ sách giáo khoa được hay, rõ, và đúng hơn.
Tuy nhiên, riêng với sách tham khảo hay văn mẫu. Bạn nên chỉ chọn 3 quyển cho 3 môn mà bạn thấy hay và tâm đắc nhất. Tránh trường hợp “lắm thầy nhiều ma” việc tham khảo hàng đống cuốn văn mẫu chẳng hạn sẽ làm đầu bạn rối bù lên và băn khoăn không biết học theo cái nào, có khi khiến bạn trở nên tự ti với vốn liếng viết văn của mình dẫn đến chắp vá câu chữ khi cố làm cho giống, hay y chang như văn mẫu.
8. Giấy nhớ
Có một sự thật là, đôi khi việc chép giấy cũng không còn hiệu quả nếu như nội dung ấy không được lặp lại thường xuyên để nhắc bạn rằng nó vẫn còn tồn tại. Điều này giấy nhớ sẽ giúp bạn. Hãy dán ở bất cứ đâu bạn có thể nhìn thấy nó, đặc biệt những nơi thường xuyên đến như tủ lạnh, cánh cửa sổ, xung quanh gương, hành lang cầu thang, hay những nơi mà khi bạn làm việc gì đó nhưng vẫn có thể rảnh rang đọc và suy nghĩ được như tủ bếp, nhà tắm hay thậm chí là trong toa-let. Mỗi lần bạn đi qua, liếc nhìn sẽ là một lần ghi nhớ.
Tuy nhiên có một lưu ý là giấy nhớ nên viết thật to, rõ (thậm chí có thể viết trên khổ A0 hoặc lớn hơn với những bài kiến thức rộng nếu diện tích nơi dán cho phép) để có thể nhìn từ xa và mật độ giấy nhớ mỗi nơi được dán phải vừa đủ thoáng mắt. Đừng quá lạm dụng mà dán chi chít để rồi không biết nhìn vào cái nào để đọc hay mất hàng đống thời gian để có thể “nhìn” hết chúng. Chỉ nên dán 1-2 tờ/1 nơi. Khi cảm thấy nhớ kỹ rồi mới tháo nó xuống và thay tờ khác vào.
9. Học nhóm - đố và trả lời
Hãy tìm cho bạn một cạ cứng (thường là bạn thân trong lớp) cũng đang ôn thi khối C cùng học với bạn. Hai người hoặc nhiều hơn sẽ thay nhau đố và trả lời các câu hỏi về môn học. Ví dụ như Nam Cao sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu, diện tích nước ta là bao nhiêu…Việc mọi người sôi nổi trao đổi về những kiến thức đã học sẽ để lại ấn tượng rõ ràng hơn trong đầu bạn. Bạn sẽ ghi dấu sâu sắc hơn vì trong quá trình hỏi – đáp sẽ đi đôi với những tình huống phát sinh, câu nói vui nào đó khiến não bạn sẽ phân tích rằng, hai sự việc ấy là một và chỉ cần bạn nhớ một cái (thường là rất ấn tượng, đặc biệt) thì cái kia sẽ tự động tồn tại trong đầu bạn.
10. Thoải mái (học khi muốn, thư giãn khi mệt)
Đây là bí quyết cực kì quan trọng, nó quyết định toàn bộ đến sự hiệu quả của những bí quyết trên kia. Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn rất mệt mỏi và không hứng thú với việc học thì có cố nhồi nhét cũng chỉ khiến cho bạn thấy chán nản, áp lực hơn hay thậm chí là thấy sợ học. Chính vì thế, hãy thoải mái nghỉ ngơi khi mệt, thư giãn khi chán và làm những điều bạn thích. Tránh xa nơi học tập tù túng trong bốn bức tường của phòng bạn để đến với những nơi rộng rãi, thoáng đãng hơn và “refresh” lại tinh thần. Những nơi như bờ sông, cánh đồng lúa, hàng cây (ở nông thôn) hay công viên, vườn hoa…(ở thành phố) sẽ đặc biệt tốt cho bạn vào lúc này.
Thả lỏng và quên hết những áp lực thi cử, hãy nghĩ đến những điều bạn thích thú như cuộc sống sinh viên sẽ vui như thế nào, ăn mừng đỗ đại học sẽ làm gì, đi đâu…Cứ mơ mộng vì như thế sẽ làm bạn có động lực hơn, tinh thần sẽ quyết tâm hơn cho việc ôn thi. Cũng có thể rủ bạn bè đi chơi đâu đó và tâm sự, miễn là khiến bạn thấy nhẹ nhõm và xả được “stress”.