K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.

27 tháng 8 2023

Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.

Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự...
Đọc tiếp

Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):

a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.

b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại”.

c. Theo gợi ý của V. Lênin, một số tài liệu cho rằng M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào?”,...

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Lỗi sai

Cách sửa

a

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Thần – chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.

b

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

“Tuấn – chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại" trong khoảng 45 năm đầu thế kỷ XX.

c

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, "Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào...

Chi tiết người thật việc thật là: 

Thông tin cụ thể: 

+ Có địa chỉ cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương.

+ Có tên người: Thân. Là một đồng chí cũ giờ đang đi tu và nhận nuôi năm đứa trẻ bệnh tật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bài học kinh nghiệm: Quan sát hình ảnh, đọc kĩ chú thích, gắn với nội dung được nói đến trong văn bản.

- Điều cần chú ý:

+ Hình ảnh rõ ràng, có sự kết nối với nội dung

+ Chú thích đầy đủ, rõ ràng

+ Đưa ra những phương tiện ngay sau phần nội dung đã trình bày để làm rõ cho nội dung trình bày.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.

- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một: 

+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.

+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.

+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....

- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.

+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).+ Những...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.