Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Việt lào hai nước chúng ta Tình sâu như nước Hồng Hà cửu long" liên tưởng đến vấn đề đoàn kết và đoàn kết đối ngoại trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia).
Câu thơ này thể hiện tình cảm đoàn kết và tình hữu nghị giữa ba nước Đông Dương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng Việt Nam và Lào là hai nước có mối quan hệ đặc biệt, tình cảm sâu sắc như nước Hồng Hà và cửu long. Nước Hồng Hà và cửu long là biểu tượng của sự mạnh mẽ, bền vững và sự liên kết vững chắc.
Thông qua câu thơ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân và đạt được độc lập dân tộc. Ông mong muốn rằng các nước Đông Dương sẽ cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ và hợp tác để đạt được mục tiêu chung của độc lập, tự do và phát triển.
Tham khảo:
- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:
+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.
- Ví dụ về bài học: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc
+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.
=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp công dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.
=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. Đến năm 1930 – 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công – nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.
Đáp án cần chọn là: D
Tham khảo:
Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc ta có hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Tình yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ là động lực để dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học:
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Dù diễn ra trong một thời gian dài gây cho quân Pháp không ít tổn thất nhưng tháng 2/1913 phong trào vẫn thát bại.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.