K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2021

dấu phẩy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

2 tháng 1 2019

động từ: nâng niu, dìu dắt, nâng đỡ, té ngã, nghịch ngợm

tính từ: cảm nhận, lo lắng, chập chững, nhẹ nhàng

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

26 tháng 12 2017

ghi thế ai hiểu

26 tháng 12 2017

ghi rõ ra

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)                                                                         Triền đê tuổi thơTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)

                                                                         Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
                                                                                                                Theo Nguyễn Hoàng Đại

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Câu 1: Điền từ thích hợp để được ý đúng :

Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ........................................ để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê                      B. Đêm trăng 

C. Đồng ruộng             D.Trường học

 

Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

C. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

Câu 4: Sau bao năm xa quê , tác giả nhận ra điều gì về con đê :

Viết câu trả lời của em :

Câu 5: Từ "chúng" trong câu văn: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc" chỉ những ai?

Xác định ý đúng ghi "Đ"sai ghi "S"

            Thông tin         Đúng hay sai
a.Tác giả bài văn 
b.Trẻ em trong làng 
c.Những người lớn  
d.Con đê sông Hồng 

Câu 6 : Nội dung bài văn này là gì ?

Viết câu trả lời của em :  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7 :Câu: "Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê."

Bộ phận in đậm của câu trên là :

A.Chủ ngữ                  B.Vị ngữ

C.Trạng ngữ

Câu 8 : Dấu phẩy trong câu "Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về." Có tác dụng gì ?

A.Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 9 :Câu " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau." có mấy từ dùng để so sánh ?

Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng hình ảnh con đê trong bài

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 5 2018

1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê

3 tháng 7 2018

1.ngày một chắc chắn

2. A

3. C

4.  Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.

5.a. Đúng

  b. Đúng

  c. Sai

  d. Sai

6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.

7. C

8. B

9. như, tựa

10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.

18 tháng 7 2018

A. Trạng ngữ (chỉ thời gian): Lúc tôi còn đang chập chững tập đi

    Chủ ngữ: ngôi nhà ngói ba gian xinh xắn

    Vị ngữ: đã đứng đó như cái nôi che chở tuổi thơ cho tôi

B. Trạng ngữ (chỉ nơi chốn): trước đền

     Chủ ngữ 1: những khóm hải đường

     Vị ngữ 1: đâm bông rực đỏ

     Chủ ngữ 2: những cánh bướm nhiều màu sắc

     Vị ngữ 2: bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa

18 tháng 7 2018

CN: a) ngôi nhà ngói ba gian

b)những khóm hải đường—những cánh bướm

VN: a) xinh xắn...tuổi thơ cho tôi

b)đâm bông rực đỏ—nhiều màu...xoè hoa

TN: b)Trước đền

a) lúc tôi còn đang chập chững tập đi

13 tháng 2 2020

Trời vừa sẩm tối, ba dẫn em thả bộ thong thả đi. dạo mát trên những con đường quen thuộc của thành phố. Em đã được chứng kiến quang cảnh thành phố bừng lèn bởi các ngọn đèn với các ánh màu lung linh huyền ảo. Thành phố đã lên đèn; nó chuẩn bị bước vào đêm cũng thật ồn ào và sôi động.

Những cơn gió thoảng đưa, đem đến cho thành phố không khí mát mẻ. Tô điểm thêm cho bộ mặt thành phố bởi những sắc màu khác nhau, qua các ngọn đèn, những tiệm bán đồ bày bán các mặt hàng càng đẹp hơn lên trong ánh điện lung linh. Đường phố thêm sôi động.

Từng dòng người đổ ra đường mỗi lúc một đông. Khác với buổi sáng đi làm, bây giờ họ ăn mặc thật đẹp, quần áo đủ màu sắc, đủ kiểu… Các loại xe cộ thi nhau nối đuôi chạy qua chạy lại. Con đường phố vốn đã rộng thế, vậy mà giờ đây trở nên chật chội. Dưới ánh đèn, dưới các sắc màu quần áo, cả thành phố như nổi bật lên trên nền trời đen thẫm, nhấp nhánh như sao sa.

Trên hè phố mọi người đi lại tấp nập hơn buổi chiều. Già có, trẻ có, nhưng nhiều nhất vẫn là thanh niên. Họ đi thành từng đôi hoặc từng nhóm. Tay khoác tay nhau, họ trò chuyện vui vẻ, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng cười khúc khích. Trong số đó có cả những bé trai, bé gái trạc tuổi em, chạy hớt ha hớt hải đến năn nỉ người qua lại mua vé số cho mình. Có cả những gia đình bố mẹ dắt một vài em đi chơi phố. ở ngã tư, đèn xanh đỏ vẫn đều đặn chớp tắt báo hiệu, chú công an trang phục gọn gàng đứng ở vị trí quen thuộc của mình theo mọi hoạt động của đường phố. Ba và em đi dọc theo đường Điện Biên Phủ rồi ra Sài Gòn. Chợ Bến Thành im lìm đứng trong đêm, đèn trên nóc chợ nhấp nháy… Ôn ào và sôi động nhất vẫn là ở trước cửa Uy ban Nhân dân Thành phố. Một công viên rộng lớn tràn ngập người là người: mọi người như quên hết tất cả mệt nhọc sau một ngày làm việc. Họ hớn hở tươi tắn bên nhau. Gần tượng đài Bác, khách du lịch nước ngoài chụp hình liên tục, có lẽ họ muốn ghi lại hình ảnh Bác Hồ thân yêu của đất nước Việt Nam… Phía trái công viên là rạp “Rex” – Đoàn người lũ lượt kéo đến, kín cả trước cổng rạp. Họ đang chờ đợi để vào xem ca nhạc. Ba và em dừng lại trước dãy phố bán đồ may sẵn. Các cửa tiệm sáng trưng, treo la liệt quần áo thành nhiều tầng lớp. Thôi thì đủ kiểu, đủ màu, đủ loại. Những chiếc váy dành cho con nít mới dễ thương làm sao! Mỗi cái có một vẻ đẹp khác nhau quyến rũ khách hàng. Hai anh chị thanh niên đứng cạnh em cứ trầm trồ bàn tán về các kiểu quần áo mới lạ. Ba mua cho em một cái áo sơ mi trắng, may rất khéo, em mặc vừa như in.

Chơi chán, trên đường về, ba dẫn em ra bến cảng. Khác với không khí ồn ào náo nhiệt ở công viên, bến sông có vẻ lặng lẽ êm đềm hơn. Dọc theo men bờ sông là những hàng quán, đèn nhấp nháy vàng làm sáng cả một khúc sông. Ba và em thả bộ theo bờ sông. Gió sông thổi lên lồng lộng mát rượi. Những chiếc phà trong đêm, đen trùi trũi lặng lẽ trôi. Gió đã lành lạnh, ba giục em ra về. Hai cha con thong thả thả bộ bên những hàng cây đang rì rào trong gió. Thỉnh thoảng một vài chiếc lá vàng rơi. Nó lượn lờ, chao đảo rồi buông mình xuống đất. Trong không khí mát mẻ của ban đêm, em ngửi thấy mùi hoa thơm thoang thoảng báo hiệu mùa xuân sắp về trên thành phố.

12 tháng 5 2021

A. Trời /mưa đường ruộng/ trơn trượt, mười ngón chân của mẹ/ bám chặt xuống đất.

 CN1    VN1       CN2                 VN2                          CN3                             VN3

B. Mẹ tôi/ không còn trẻ nữa nhưng đôi bàn chân mẹ /vẫn ra vườn chăm sóc chùm cây.

       CN1               VN1                                   CN2                    VN2

C. Đôi bàn chân trần mẹ/ luôn đi theo sau, dìu dắt nâng đỡ khi tôi vấp ngã.

          CN                                             VN

D. Theo độ dày của nhưng vết nứt trên chân mẹ, tôi/ lớn lên...!

                     TN                                                   CN    VN