
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.



Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, thể hiện ở:
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...
- Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...
- Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
chính sách bóc lột của nhà đường tàn bạo hơn thời trước nhung thâm hiểm nhất vẫn là chính sách đồng hóa nd ta.

Hình ảnh ca ngợi trong bài ca dao: trai, gái, nói năng.
Bài ca dao ca ngợi hình ảnh: vẻ đẹp từ bề ngoài lẫn bề trong, cách nói chuyện duyên dáng đáng mến ai cũng ưa của người dân Bến Tre.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả với con người Bến Tre.
Gọi số cần tìm là: \(\overline{ab}\) và hiệu các chữ số của nó bằng \(c\)
Theo bài ra ta có: \(\overline{ab}=c\times26+1\)
Vì \(\overline{ab}\) là số có hai chữ số nên \(c=1\) hoặc \(c=2\) hoặc \(c=3\)
- Nếu \(c=1\) thì \(\overline{ab}=27\) . Ta thử lại: \(7-2=5\left(loại\right)\)
- Nếu \(c=2\) thì \(\overline{ab}=53\). Ta thử lại: \(5-3=2;53:2=26\) ( dư 1 ) \(\left(chọn\right)\)
- Nếu \(c=3\) thì \(\overline{ab}=79\) . Ta thử lại: \(9-7=2\ne3\left(loại\right)\)
Vậy số cần tìm là: \(53\)

Đề bài : tóm tắt lại bài bức tranh của em gái tôi
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Bài tham khảo 2
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
Bài tham khảo 3
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương với biệt danh là "Mèo". Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nên hay bôi bẩn ra mặt nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt.
Một lần tình cờ chú Tiến Lê- một người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Mèo, khen tranh của Mèo. Điều đó khiến người anh ghen tị với cô. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế, điều đó làm anh trai thấy đố kị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô em gái lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
Bài tham khảo 4
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Đây không phải câu hỏi linh tinh nha các bạn:
Thay mặt người phân phối chương trình xin tặng chương trình học online số 1 Việt Nam. Sự kiện bắt đầu từ ngày 28/10 đến 1/11
Xin chào các thành viên đang online trên trang. Sự kiện khuyến mãi được tài trợ 500 suất áo chiếc áo đá bóng Việt Nam.Mong tất cả mọi người đã xem vào truy cập sau để nhận thưởng khi xem có 1 bản đăng kí nhận miễn phí : Thời gian có hạn tặng mọi người đã tham gia tích cực -> Không tin các bạn có thể hỏi các CTV nha mình chỉ có quyền thông báo :
Copy cái này hoặc gõ :
https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Thanks you

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Mở bài:
HS có thể chọn những cách sau để mở bài :
– Trực tiếp : bài kiểm tra tự giới thiệu về mình …..
– Gián tiếp : Tạo ra tình huống để bài kiểm tra tự kể về mình ….
Thân bài :
* Bài kiểm tra tự giới thiệu về mình và việc bị vứt bỏ trong ngăn bàn:
– Lúc đầu cũng giống như các bạn, được mua về từ hiệu sách, được cất ngay ngắn trong túi giấy kiểm tra, ngày ngày theo chủ nhân tới trường, mong đợi đến lúc được phục vụ chủ nhân trong giờ kiểm tra.
– Đến giờ kiểm tra môn …, hào hứng khi được chủ nhân lấy ra sử dụng , ghi tên lớp , làm bài , nộp bài ….
– Sau một tuần mong gặp lại chủ nhân, khi cô giáo trả bài chủ nhân của nó cầm lên xem xét qua loa sau đó ném nó vào ngăn bàn chứ không cất vào túi đựng giấy kiểm tra.
– Nơi các bạn bè của nó đang ở …
– Hậu quả: bài kiểm tra bị sách vở đè lên, bị dồn vào góc ngăn bàn, nhàu nát…
– Cảm giác: đau đớn, ngẹt thở vì bị chèn ép,ngứa ngáy,khó chịu vì bụi bặm …
– Nguyên nhân : do chủ nhân lười biếng, ham chơi, không ôn bài, làm bài không tốt, bị điểm kém, sợ bố mẹ biết sẽ mắng nên không cất bài kiểm tra vào túi
* Tâm trạng, thái độ của bài kiểm tra :
– Buồn bã vì bị ném vào ngăn bàn , thất vọng vì ý thức của chủ nhân
– Lo lắng một ngày nào đó sẽ bị quẳng vào sọt rác , bị vứt đi, bị xé…
– Mong muốn : các cô cậu học trò chăm học hơn, thuộc bài, làm bài tốt, được điểm cao… để không có bài kiểm tra nào phải chịu số phận như mình
Kết bài :
- Cảm xúc, suy nghĩ, lời nhắn nhủ…..

Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
An (học sinh) vốn là một người hiền lành trung thực.
Sau khi cha mẹ bỏ nhau, An chán nản, bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm đáng tiếc (chơi bời lêu lổng, lấy cắp xe đạp, học hành bê trễ...).
An ân hận, dằn vặt nhưng mặc cảm không dám đến lớp.
An được thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ và bảo lãnh cho trở lại trường.
An đã cố gắng vươn lên và trở lại con người xưa.
Tác giả bài " Bóc lịch" là gì vậy bạn?
Bài thơ "Bóc lịch" của Bế Kiến Quốc có chủ đề chính là: đề cao giá trị của thời gian, ý nghĩa của việc sống có ích, tích cực mỗi ngày.