K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                      Chú chim sâu
Một hôm, chim sâu vào rừng chơi và được nghe họa mi hót. Trở về cái tổ trong vườn, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Con có thể trở thành họa mi được không ?
- Tại sao con muốn trở thành họa mi? Chim mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.
Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót đâu con ạ! Con hãy cứ là chim sâu, bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
Một buổi chiều, trời đầy giông bão. Chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng chim sâu lên và đặt nó vào trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, cậu bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Bố cậu bé nói:
- Con hãy thả chim sâu ra. Loài chim này có ích với vườn cây lắm đấy!
Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung nó lên. Chim sâu chợt nhớ đến lời bố ngày nào. Chú vội vã bay về phía vườn cây.
                                                                                                                                                         (Theo Nguyễn Đình Quảng)

Câu hỏi

Điều gì khiến thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu?

Qua câu chuyện, em đã rút ra bài học gì?

Đặt một câu ta hoạt động củac him sâu có sử dụng từ láy và biện phậm nhân hóa.

Giúp mk với mk cần rất là gấp.

2
9 tháng 4 2019

Lời nói của bố chim sâu

Ta có thể không tốt ở mặt này nhưng lại tốt ở mặt khác, nên cần phải phát huy cái tốt tối đa 

Chú chim sâu phụng phịu đáng yêu quá !

Không chắc đâu < 3

9 tháng 4 2019

Điều thay đổi suy nghĩ chim sâu:Do một lần được chú bé cứu giúp và nhớ lại lời nói của bố.

Mỗi người trên đời có tài năng riêng,dừng ghen tị với người khác mà hãy phát huy điểm tốt của chính minh.

Chim sâu đang miệt mài bảo vệ cây cối trong khu vườn.

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi:

1.Vì  sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi ?

a.Vì Họa Mi xinh đẹp                   b.Vì Họa Mi hót hay                    c.Vì Họa Mi tốt bụng                    d.Vì Họa Mi thân thiện

2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì?

a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                 b.Vì chim có thể bay đc lên cao         

  c.Vì chim biết bắt sâu và bảo vệ cây cối,hoa màu             d.Vì chim biết làm tổ trên cao     

3.Trong cơn bão,chuyện gì đã xảy ra với Chim Sâu?

a.Chim Sâu bị gió thổi tạt vào 1 khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà.

b.Tổ Cim Sâu bị gió bão thôi rơi xuống đất

c.Chim Sâu đã khôn lớn chống trọi đc với bão tố

d.Chim Sâu bị gió bão quật gãy cánh

4.Sau khi đc chú bé thả ra,Chim Sâu đã làm gì?

a.Chim Sâu bay về mách Chim Bố 

b.Chim Sâu bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu

c.Chim Sâu bay về nhà tập hót cho hay

d.Chim Sâu chú ý chăm chút sắc đẹp của mình

5.Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu ?

........................................................................................................................................................................................................................

6.Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?

.........................................................................................................................................................................................................................

7.Từ in đậm trong các câu sau:"Sáng hôm sau,cậu bé thả chim bay đi."và"Bạn Minh học rất sáng dạ."có quan hệ là:

a.Từ đồng nghĩa                b.Từ đồng âm                 c.Từ nhiều nghĩa                              d.Từ trái nghĩa

8.Dấu ngoặc kép trong câu:Chú chim Sâu nhớ lại lời Chim Bố ngày nào:"Người ta yêu quý chim ko chỉ riêng vì tiếng hót" có tác dụng gì?

a.Báo hiệu đoạn liệt kê       b.Báo hiệu bộ phận giải thích               

c.Đánh dấu những từ ngữ đc dùng với ý nghĩa đặc biệt              d.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

9.Gạch và ghi chú dưới bộ phận (CN,VN) trong câu sau:

Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến cho chú bé rất thích thú.

10.Đặt 1 câu chỉ hoạt động của Chim Sâu có sử dụng từ láy và biện pháp nhân hóa.

 .......................................................................................................................................................................................................................

0
Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi1.Vì sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mia.Vì Họa Mi xinh đẹp                       b.Vì Họa Mi hót hay                         c.Vì Họa Mi tốt bụng                  d.Vì Họa Mi thân thiện2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gìa.Vì chim có hình dáng đẹp                                                                     b.Vì chim có...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi

1.Vì sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi

a.Vì Họa Mi xinh đẹp                       b.Vì Họa Mi hót hay                         c.Vì Họa Mi tốt bụng                  d.Vì Họa Mi thân thiện

2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì

a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                                     b.Vì chim có thể bay đc lên cao

c.Vì chim biết bắt sâu và bảo vệ cây cối,hoa màu                                    d.Vì chim biết làm tổ trên cao

3.Trong cơn bão,chuyện gì đã xảy ra với Chim Sâu

a.Chim Sâu bị gió thổi tạt vào 1 khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà.

b.Tổ Chim Sâu bị gió bão thôi rơi xuống đất

c.Chim Sâu đã khôn lớn chống trọi đc với bão tố

d.Chim Sâu bị gió bão quật gãy cánh

4.Sau khi đc chú bé thả ra,Chim Sâu đã làm gì

a.Chim Sâu bay về mách Chim Bố                                           b.Chim Sâu bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu

c.Chim Sâu bay về nhà tập hót cho hay                                   d.Chim Sâu chú ý chăm chút sắc đẹp của mình

5.Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu ........................................................................................................................................................................................................................6.Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì .........................................................................................................................................................................................................................7.Từ in đậm trong các câu sau:" Sáng hôm sau,cậu bé thả chim bay đi." và "Bạn Minh học rất sáng dạ." có quan hệ là

a.Từ đồng nghĩa                         b.Từ đồng âm                                  c.Từ nhiều nghĩa                                  d.Từ trái nghĩa

8.Dấu ngoặc kép trong câu Chú chim Sâu nhớ lại lời Chim Bố ngày nào Người ta yêu quý chim ko chỉ riêng vì tiếng hót có tác dụng gì? a.Báo hiệu đoạn liệt kê                                                             b.Báo hiệu bộ phận giải thích

c.Đánh dấu những từ ngữ đc dùng với ý nghĩa đặc biệt          d.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

9.Gạch và ghi chú dưới bộ phận CN,VN trong câu sau :

Những tiếng kêu tích tích của Chim Sâu khiến cho chú bé rất thích thú.

10.Đặt 1 câu chỉ hoạt động của Chim Sâu có sử dụng từ láy và biện pháp nhân hóa. .......................................................................................................................................................................................................................

0
CHIM HỌA MI HÓTChiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

 Nội dung chính của bài văn trên là gì?

4
21 tháng 5 2018

Nội dung của bài văn trên là : Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi .

21 tháng 5 2018

Nói về con chim họa mi 

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNGĐàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằnglăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân...
Đọc tiếp

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng
lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim
vành khuyên đậu nhẹ trên cây chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành.
Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt
khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong
từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ
lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa?
Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá,
che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.
Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Vành khuyên trò
chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn
nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Câu 1: Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì?
A. Để nghỉ chân. B. Để bắt sâu cho cây. C. Để trú mưa.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
B. Mắt trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt.
C. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
D. Ý A và C đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của chim vành khuyên?
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui. Reo mừng hát cho bằng lăng nghe.
C. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
D. Ý A và B đúng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lắng rất xúc động trước việc làm của vành
khuyên?
A. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
B. Bằng lắng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
C. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
D. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
Câu 5: Bài văn nói lên điều gì sâu sắc?
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt. C. Vành khuyên là loài chim có ích.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận điều gì về tình bạn giữa vành khuyên và bằng lăng?
......................................

bạn nào làm được mình tick cho

4
2 tháng 4 2020

1. B    2. D   3. D   4. B     5. B

câu 6 mình vẫn chưa nghĩ ra

2 tháng 4 2020

1. B 
2. D
3. D
4. C
5. B
 

 Chuyện một khu vườn nhỏ                                          bé Thư rất khoái ra ban công ngồi với ông nội nghe ông rù rì  về từng loài cây cây quỳnh lá dày giữ được nước chẳng phải tưới nhiều , cây hoa Tigôn thích leo trèo thì lâu ra theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn Chặt Một Cành những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng rồi một...
Đọc tiếp

 Chuyện một khu vườn nhỏ                                          bé Thư rất khoái ra ban công ngồi với ông nội nghe ông rù rì  về từng loài cây cây quỳnh lá dày giữ được nước chẳng phải tưới nhiều , cây hoa Tigôn thích leo trèo thì lâu ra theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn Chặt Một Cành những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng rồi một chùm ti gôn hé nở , cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra như búp hồng đỏ ngọn phát khi đủ lớn Nó xòe ra thành chiếc lá nêu rõ to ở trong loại hiện ra cái bút ta mới nhậu mắt đỏ hồng có điều thu Trưa Vui cái hằng  ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà thu không phải là vườn một sớm chủ nhật đầu xuân khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành Lựu nó Săm Soi mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên diều cánh hót lên mấy tiếng líu ríu tu hú nhà hàng Mời bạn lên xem để biết rằng ban công có chim về đậu tức là vườn rồi chẳng ngờ khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đang bay đi chợ hàng không tin thu cầu Việt ông Ông ơi Đúng là có chú chim vừa đố ở đây bắt sâu vào hot nữa ông nghỉ ông hiền hậu quay lại đầu cả hai đứa Ừ đúng rồi đất lành chim đậu có gì lạ đâu hả cháu.                                                       Các bạn hãy cho mình biết:  1) bé Thư thích ra ban công để làm gì? 2) mỗi loại cây trên ban công nhà thu có những đặc điểm gì nổi bật ? 3) thư mời bạn lên ban công để làm gì?

6
15 tháng 9 2018

Giúp nha! Gấp lắm

15 tháng 9 2018

1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Trả lời:

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.

2. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.

3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Trả lời:

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

4. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Trả lời:

“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống. ( Học tốt)

trong bài chim họa mi hót   Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm...
Đọc tiếp

trong bài chim họa mi hót

   

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

câu hỏi nội dung bài văn trên miêu tả gì?

        

12
20 tháng 6 2020

ai đó trả lời giúp tớ đi

20 tháng 6 2020

Tả hoạt động chim họa mi hót.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0
         Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một...
Đọc tiếp

         Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại…Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.       

 Nêu nội dung chính của bài văn ? 

1

đây nha bạn 

Nội dung: Kể về một cuộc đi chơi đầy lý thí mà chú chim dành tặng cho cậu bé. Qua đó miêu tả cảnh rừng đầy hoang dã nhưng không kém phần thơ mộng với "cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi, ...". Qua đó nói lên tình cảm giữa con người và thiên nhiên thật khăng khít.