Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuối tuần trước, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan. Chúng em đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích ở khu di tích Cổ Loa. Em đã có nhiều trải nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích.
Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nhà trường yêu cầu tất cả học sinh tham gia có mặt vào lúc sáu giờ ba mươi phút sáng. Hôm đó, em thức dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bố đưa em đến trường. Trước cổng trường, rất nhiều chiếc xe ô tô khách đang đỗ thành từng hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bố còn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.
Em bước vào trường mà vô cùng hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh. Em đã tìm thấy các bạn của lớp mình. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểm danh lại các bạn học sinh tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúng bảy giờ là xe xuất phát. Trên xe, chúng em được nghe chị hướng viên trò chuyện. Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ một lúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.
Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu nhiều điều thú vị, bổ ích.
Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng một tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùng các bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàn trường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nước vô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.
Chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.
Dàn Ý Tả Lại Một Tiết Học Văn
1. Mở bài
Giới thiệu về tiết học Văn: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.
* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.
- Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.
Trong các tiết học, em thích nhất là Tiếng Việt. Trong tiết học, chúng em sẽ được tìm hiểu về các bài văn, bài thơ. Em luôn chăm chú lắng nghe cô giáo đọc bài, giảng bài. Ngoài ra, cô còn tổ chức các trò chơi tập thể cho cả lớp hiểu bài hơn. Em đã học được nhiều bài học bổ ích về cuộc sống qua tiết tập đọc.
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho.
Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.
Cô Trang à! Thực sự thì lúc này, em vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy buồn. Vui vì cô đã thực hiện và tiến gần đến ước mơ của mình, ước mơ làm một người thầy thực thụ để dìu dắt, chỉ bảo chúng em. Là người lái đò đưa chúng em sang song, cập bến bờ của tương lai rộng mở, chắp cánh cho chúng em thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Còn sao lại buồn ư? Buồn là vì chúng em sắp phải xa cô, xa một cô giáo xinh xắn, tận tụy với một bầu nhiệt huyết nóng bỏng.
Vậy là kể từ đây, sẽ không còn thấy bóng dáng của cô đi đi lại lại trong lớp, sẽ chẳng nhìn thấy những nụ cười trên khuôn mặt cô, chẳng còn được nghe giọng nói của cô vang lên một cách ngập ngừng e ngại trên bục giảng… một tháng rưỡi không là khoảng thời gian quá ngắn mà cũng không phải là quá dài để tập một thói quen. Vậy mà từ đây mình phải từ bỏ cái thói quen đó, quả thật là khó!
Nhớ lại những kỉ niệm xưa, khi mà ngày đầu tiên cô bước vào lớp với một ánh mắt thật rạng rỡ và vui tươi. Khi cô bước lên bục giảng, đôi lúc còn lúng túng, ngập ngừng. Nhìn những giọt mồ hôi thoáng lăn dài trên khuôn mặt cô và tình cảm chân thành hết lòng vì học sinh của cô, em biết cô đang rất cố gắng để làm sao cho chúng em có một bài học thật hay và bổ ích. Không những thế, cô còn là người rất vui tính, cô hay nghĩ ra những trò chơi vui sau những buổi sinh hoạt lớp để cho chúng em thư giãn sau các buổi học căng thẳng. Chắc đây cũng là những kỉ niệm của tuổi học trò làm em nhớ mãi, không sao quên được.
Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.
1.
Việc tốt mà em đã làm: Nhặt được của rơi trả lại người mất
2.
Mở bài: Em cần giới thiệu về việc tốt em đã làm
- Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc
- Các nhân vật
VD. Ngày hôm qua, trên đường đi học về em đã nhặt được chiếc ví đánh rơi.
Thân bài:
1. Ngày hôm qua, trên đường đi học về gần đến nhà
2. Em nhìn thấy thấy chiếc ví rơi ở đường
3. Em đến gần và nhặt lên, xem thông tin
4. Sau đó, em đi đến công an phường gần đó
5. Em đưa chiếc ví cho chú công an để tìm lại người đã đánh rơi
6. Sau khi chủ nhân của chiếc ví nhận được lại đồ đã mất, họ tìm đến nhà và cảm ơn em.
Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một việc tốt em đã làm
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với việc làm của mình. Em biết việc làm của mình rất nhỏ nhoi trong những việc tốt mà mọi người làm, nhưng em đã cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội.
3.
Học sinh tự trao đổi với bạn và bổ sung vào dàn ý
Tham khảo
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
1.
Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.
Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.
2.
a. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.
b. Các câu tiếp theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:
- Những nhân vật tham gia
- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
3.
Học sinh tự làm bài
Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố. Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi, thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Đầu tiên, hai cô chú dẫn chương trình gửi đến khán giả lời chào thân mật rồi mới giới thiệu chương trình. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Còn có cả tiết mục rap rất mới mẻ nữa. Những ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu ai cũng mặc thật đẹp, biểu diễn hết mình, đem đến cảm xúc say mê cho khán giả. Trong đó, em thích nhất là tiết mục múa ở giữa chương trình. Mười hai cô gái mặc áo dài trắng, tay cầm chiếc nón lá, múa uyển chuyển, đồng đều trên nền nhạc Bèo dạt mây trôi. Em cứ nhìn theo từng động tác của các chị mà không hề chớp mắt. Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.