Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Nơi ở là nơi cư trú cùa một loài, còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó.
ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, của loài. Có ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung:
-ổ sinh thái riêng (ổ sinh thái thành phần) là ổ sinh thái của một nhân tố sinh thái, tập hợp tất cả các ổ sinh thái riêng lại hình thành nên ổ sinh thái chung.
-Ổ sinh thái chung là một không gian sinh thái, trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật, ví dụ ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái sinh sản...
Do ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá. Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
Trả lời:
Nơi ở là nơi cư trú cùa một loài, còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó.
ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, của loài. Có ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung:
-ổ sinh thái riêng (ổ sinh thái thành phần) là ổ sinh thái của một nhân tố sinh thái, tập hợp tất cả các ổ sinh thái riêng lại hình thành nên ổ sinh thái chung.
-Ổ sinh thái chung là một không gian sinh thái, trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật, ví dụ ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái sinh sản...
Do ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá. Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
Một số ví dụ về ổ sinh thái:
+ Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá (cá trắm, cá mè, cá rô phi, cá trôi…). Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
+ Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của lá cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.
+ Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ, chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi nhưng ở những nơi thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
Đáp án C
A: ức chế cảm nhiễm: 0 –
B: ký sinh: + -
C: hội sinh: + 0
D: ký sinh: + -
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn ST có:
* Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
* Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC
Lời giải:
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật có thể tồn tại được. Học sinh lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn của sinh vật.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- Ví dụ:
+ Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42oC. Nhiệt độ 5,6oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên, khoảng thuận lợi là 20 - 35oC.
+ Giới hạn sinh thái của loài xương rồng xa mạc: từ 22 đến 42 độoC. Giới hạn dưới là 22oC, giới hạn trên là 42oC, khoảng thuận lợi là 32oC
Bài 1:
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo
- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.
Có hai loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.
Bài 2 :
- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):
+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.
- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):
+ Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.
+ Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...
- Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):
+ Sinh vật sản xuất: cây lúa.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.
Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật.
- 2 ví dụ về quần thể sinh vật:
+ Tập hợp các cây thông trên đồi.
+ Tập hợp các con cá mè hoa trong ao.
- 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật:
+ Tập hợp các cây ven hồ.
+ Tập hợp các con cá rô phi đơn tính trong ao.
Trả lời:
Ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc cùa các hệ sinh thái đó:
Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, vì thực vật chiếm một sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu của địa phương, do đó tên của hệ sinh thái thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy.
Quần hệ thực vật là đơn vị vùng địa lí sinh vật tương đối lớn (như hoang mạc. thảo nguyên, đồng rêu đới lạnh...).
Hệ sinh thái nước mặn ít phụ thuộc vào khí hậu. Tính đặc trưng của hệ sinh thái nước mặn thể hiện ớ độ sâu lớp nước, do đó có sự phân bố sinh vật theo chiều sâu lớp nước. Quang hợp của thực vật sống ngập trong nước mặn chỉ thực hiện được ở tầng nước nông (tầng sản xuất hay tầng xanh) - nơi nhận được ánh sáng mặt trời.
Bài 2. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.
Trả lời:
Ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc cùa các hệ sinh thái đó:
Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, vì thực vật chiếm một sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu của địa phương, do đó tên của hệ sinh thái thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy.
Quần hệ thực vật là đơn vị vùng địa lí sinh vật tương đối lớn (như hoang mạc. thảo nguyên, đồng rêu đới lạnh...).
Hệ sinh thái nước mặn ít phụ thuộc vào khí hậu. Tính đặc trưng của hệ sinh thái nước mặn thể hiện ớ độ sâu lớp nước, do đó có sự phân bố sinh vật theo chiều sâu lớp nước. Quang hợp của thực vật sống ngập trong nước mặn chỉ thực hiện được ở tầng nước nông (tầng sản xuất hay tầng xanh) - nơi nhận được ánh sáng mặt trời.
- Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái đồng lúa.
- Thành phần của hệ sinh thái:
+ Thành phần vô sinh: ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật.
+ Thành phần hữu sinh: lúa nước, côn trùng, ếch nhái, vi sinh vật, ốc, cá, giun,….
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:
+ Bón phân hợp lí.
+ Tưới tiêu nước đầy đủ.
+ Diệt cỏ hại, sâu bệnh.
+ Xới đất, khử chua đồng ruộng.
* Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái này gồm:
- Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, độ ẩm, ánh sáng ...
- Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo,…
- Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,…
- Sinh vật phân giải: Giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y
* Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái đầm nước nông. Thành phần cấu trúc gồm:
- Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, các chất lắng đọng, nhiệt độ, ánh sáng,…
- Sinh vật sản xuất: Tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc ven bờ
- Sinh vật tiêu thụ: Cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim…
- Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật