Trở về tuổi thơ một chút. Từ hồi học cấp hai, Thầy nghe từ cô giáo dạy Văn học rằng con người sinh ra từ truyền thuyết Adam và Eva. Nội dung câu chuyện này hầu như ai cũng từng nghe. Tóm lược là Chúa trời tạo ra người nam là Adam, xong tạo thêm người nữ là Eva ở cùng với Adam cho đỡ buồn, rồi một con rắn dụ dỗ hai người ăn trái Cấm (trái từ cây tên ‘cây Nhận thức tốt xấu’). Cả hai sau khi ăn vào thì nhìn thấy sự trần truồng của mình, rồi sinh ái dục và trốn ra khỏi vườn Địa Đàng sống với nhau, sinh 3 đứa con [4] (thật ra hồi đó cô giáo kể là ăn vào mắc cổ nên người nam mới có trái cấm trượt lên xuống trong cổ mình). Vâng, đó là nguồn gốc của con người được truyền tai nhau từ nhỏ. Các phiên bản trong kinh sách của Hồi giáo, Kito giáo, hay truyền thống Do Thái cũng tương tự…
Figure 2: Adam, Eva, và con rắn cái ở cổng vào Nhà thờ Đức Bà Paris tại Paris
Rồi sau này mò mẫm đọc thêm thuyết vũ trụ của Thiên Chúa giáo qua Sách Sáng Thế hay Sáng Thế Ký hay Khởi Nguyên trong Kinh Cựu Ước (Old Testament). Có lẽ với người theo đạo, sùng tín cao độ thì họ vẫn tin như vậy, một số giới trẻ và trí thức sau này chắc họ phải chấp nhận rằng “thuyết vũ trụ trong Cựu Ước” thật ấu trĩ! Không phải nói quá, chứ với khoa học biện chứng hiện đại thì không thể chấp nhận rằng thế giới vũ trụ và muôn loài hình thành trong 6 ngày, bởi bàn tay của một người được! Cứ như trò chơi “bán hàng, nặn đất” của trẻ con hồi nhỏ ấy. Lượt trích trong Kinh Thánh:
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.
Ngày thứ nhất: Thiên Chúa tạo ra ánh sáng, phân rẽ ánh sáng và bóng tối, gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm".
Ngày thứ hai: Thiên Chúa tạo ra bầu trời, tạo ra mặt đất, tạo ra nước biển.
Ngày thứ ba: Thiên Chúa tạo ra cây cối thảo mộc.
Ngày thứ tư: Thiên Chúa tạo ra ngôi sao, tạo ra ngày và đêm.
Ngày thứ năm: Thiên Chúa tạo ra sinh vật dưới nước, trên cạn, gia súc, dã thú.
Ngày thứ sáu: Thiên Chúa tạo ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa, giống như chúng ta, có nam có nữ. Và ban phúc lành cho họ: Hãy thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và muôn loài vạn vật…
Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! [5]
Hay nhỉ. Có lẽ con cũng nghĩ vậy! Vì đại đa số các tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới – thể loại hữu thần – đều có sự gải thích giống giống nhau như trên. Tức là có một vị thần, một đấng siêu nhiên, toàn năng sáng tạo ra con người và vũ trụ. Ví dụ như Bà-la-môn giáo cho rằng Đấng Phạm Thiên (thượng đế) là người sáng tạo ra. Đạo Ba Tư (Zoroaster) thì nói, có hai đấng sáng tạo là Ohrmazd (thiện thần) và Ahriman (ác thần) tạo ra thế giới vạn vật. Hồi giáo thì cũng tương tự Thiên Chúa giáo, thượng đế hay đấng Allah sáng tạo ra vạn vật...
Thật ra, hồi học Cử nhân Phật học, học thêm các môn Triết học Đông-Tây mới nghiệm ra rằng, nguyên nhân khiến các triết gia gán việc tạo tạo ra thế giới vũ trụ này là do đấng siêu nhiên làm, đơn giải là vì: họ không lý giải được!. Bởi họ bị ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo rất lâu đời. Chuyện gì không giải thích được thì cứ thảy cho Chúa! Nếu con để ý sẽ thấy rằng, rất nhiều các triết gia phương Tây thời thịnh của đế chế La Mã đều mang danh xưng trước tên của mình là “Saint hay St.” – tức là Cha dòng, triết gia…như St. Augustine, St. Thomas, St. Paul,…
Figure 3: Minh hoạ, Charles Darwin và Thuyết Tiến Hoá
Chưa hết. Sau khi quyền lực Thiên Chúa giáo suy giảm, các triết gia phương Tây bắt đầu có lối thoát hơn trong suy nghĩ. Nhưng cũng không ít người phải hy sinh vì sự cố chấp cuồng tín của Thiên Chúa giáo. Điển hình là Galileo[6], đứng trước toà xét xử của Giáo Hoàng và phải chết vì chứng minh thuyết Nhật tâm của ông khi nói rằng Mặt Trời là trung tâm, Trái Đất quay quanh mặt trời chứ không phải như Kinh Thánh nói là “Mặt Trời quay quanh Trái Đất”! Rồi chuyện Trái đất hình vuông, dẹt chứ không phải tròn… Để rồi sao? Để rồi thời nay, Vaan phải chấp nhận sai và sửa đổi lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh. Giới khoa học vượt ra khỏi lời dạy Kinh Thánh, tiến xa hơn và càng tiến bộ thì các thành quả chứng minh của họ lại phản bác lời dạy của Kinh Thánh. Rõ nhất là “Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin [7], một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: “loài người có họ hàng với loài vượn”! [8].
Thầy dẫn ví dụ các luồng tư tưởng từ hai nền văn minh lớn của nhân loại: đại diện phương Đông là Ấn Độ, tư tưởng Bà-la-môn; đại diện phương Tây là Châu Âu, Thiên Chúa giáo, các triết gia cổ đại, và triết gia gần đây nhất như trên để con thấy nhân loại cố gắng tìm về cội nguồn của mình bằng những lời giải thích mang đủ màu sắc tôn giáo, mê tín, thiên văn, khoa học, triết học, sinh học… Ai biết được, có thể sau này một ai đó mạnh dạng đứng lên chứng minh con người sinh ra từ một nguồn gốc khác!
III. VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH KHỞI THẾ NHÂN BỔN
Trở lại với Phật giáo. Nếu không học Phật, chắc đến giờ này niềm tin về nguồn gốc loài người của Thầy có lẽ cũng là
Figure 4: Minh hoạ Quan Âm Thiên
“Chúa tạo ra”, thuỷ tổ cố sơ của mình là người mang tên nước ngoài “Adam và Eva” cũng nên; hoặc không thì cũng lạc vào “mê tín khoa học” của phương Tây rồi. Con hãy ví mình như một nhà khoa học, nhà xã hội học để xem nội dung bài Kinh Khởi Thế Nhân Bổn, không cần phải đọc với tư cách người Phật tử đâu. Vì tìm hiểu để so sánh với những gì mà con người đang hô vang học thuyết của mình.
Đầu tiên, đức Phật nói lướt qua chu kỳ hình thành và tan rã của vũ trụ, đúng theo luật “Sinh – trụ - hoại – diệt”. Ngài nhấn mạnh vào đoạn “hoại – diệt” của trái đất rằng: vào thời này, trái đất hoại diệt, tan rã, những chúng sanh còn lại tái sanh lên cõi trời Quan Âm Thiên (Ābhassarā – trong cõi trời Sắc giới). Con khoan hỏi tiếp “cõi Quan Âm Thiên” có liên quan gì đến “Bồ Tát Quan Thế Âm” không nhé! Vì chủ đề này hơi bị dài! Cái đáng nói ở đây là cõi này là cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới, nghĩa là cõi giành cho những người đắc “đệ Nhị thiền” trở lên sinh sống. Như vậy, thời hoại diệt, nơi sắp “tận thế” này đang có chúng sanh thiện lành sinh sống. Còn chúng sanh ác độc không biết đang ở chốn nào! Ngài chỉ tóm lược sơ khai như vậy. Sau khi hoại diệt, trải qua một thời gian dài đằng đẵng, Trái Đất bắt đầu hình thành từ những hạt bụi và nước kết tụ lại. Thời ban sơ, Trái Đất tối om, đen như mực, chìm trong nước.
Figure 5: Minh hoạ hệ mặt trời, mặt trăng và trái đất
Rồi qua một thời gian dài nữa, có chúng sanh từ cõi Quan Âm Thiên thác sanh lại xuống quả đất. Lúc đó, họ vẫn sống bằng hỷ lạc, tự chiếu hào quang, đi lại trên hư không như lúc họ sống trên cõi trời. Trái đất vẫn hình thành dần dần, mùi vị của đất bắt đầu nổi lên trên mặt nước, tụ thành váng, màu trắng như bọt cháo, nước cơm, vị ngọt như mật ong tinh khiết. Thấy lạ, một số chúng sanh (từ Quang Âm Thiên) muốn thử mùi vị. Họ lấy ngón tay chấm và thưởng thức, mùi vị làm họ khởi lòng tham ái, ánh hào quang của họ mờ dần và mất đi. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Sau một thời gian dài họ dùng váng đất làm thức ăn, thân thể của họ ngày càng trở nên thô xấu, sắc thân càng trở nên sai biệt, trong số họ có kẻ xấu, người đẹp. Thấy vậy, họ sinh tâm ngã mạn, ghanh ghét, chê kẻ khác xấu, khen mình đẹp. Do ngã mạn, váng thức ăn dùng lâu nay biến mất, rồi họ buồn bã và than vãn. Một loại thức ăn khác xuất hiện là nấm đất trắng. Thức ăn thay thế tiếp theo là chùm đất trắng như bè rau muống, tiếp đến là lúa không có vỏ và cám; tiếp nữa là lúa có vỏ, có cám, mọc thành khóm… Mỗi khi chúng sanh khởi tâm bất thiện, tham lam, ngã mạn về thức ăn và sắc thân đang có thì thức ăn cũ mất đi và thay vào loại thức ăn mới chất lượng kém hơn.
Song song với việc miêu tả sự hình thành quả đất, Ngài chỉ cho thấy tiến trình tâm thức và đạo đức chúng sanh dần dần thay đổi theo: Đầu tiên là tâm ngã mạn, khen mình chê người về sắc đẹp, màu da. Ăn lúa mì một thời gian thì giới tính xuất hiện, trai gái nhìn ngắm nhau lâu thì phát sinh ái dục, khi có quan hệ tình dục với nhau thì bị chúng sanh khác khinh miệt chê bai, phải trốn đi nơi khác, phải xây dựng nhà cửa để che đậy việc quan hệ, cuộc sống gia đình xuất hiện. Một số chúng sinh biếng nhác, thu gom lúa mì cất trữ cho nhiều ngày để khỏi đi kiếm mỗi bữa nên họ phân vùng chia ruộng thu hoặch riêng. Rồi bắt đầu có người biếng nhác lấy cắp lúa của người khác. Rồi họ cử ra người xử lý kẻ trộm, xử lý tranh cãi, xử lý nói dối, dùng hình phạt, cảnh cáo, đánh đuổi… và trả thù lao bằng cách chia lúa mì cho người được đề cử đó; thế là giai cấp Vua quan xuất hiện (Khattiya). Xã hội tiếp tục định hình hệ thống, giai cấp, chủng loại và danh tính: Một số ghê sợ trước những thói hư tật xấu trên nên họ lánh vào rừng tu thiền; một số không tu thiền được thì viết lách kinh sách; những người này gọi là giai cấp Ẩn sĩ Bà-la-môn (Brahmaṇa). Phần đông thích thực hiện hành vi tình dục thì sống riêng trong từng nhà và làm ăn buôn bán, số này gọi là Lao động, thương buôn (Vessā). Còn lại số có tâm xấu ác, làm những việc thấp hèn, độc hại gọi là Nô lệ (Suddā).
Sau cùng, đức Phật chỉ rõ về chuẩn mực đạo đức, nhân quyền, sự bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, màu da… xác định thước đo qua việc thực hành chánh pháp, thanh lọc thân tâm chứ không phải dựa trên giai cấp hay màu da. Ngài dạy rõ rằng, dù là vua, tu sĩ, người dân hay nô lệ nếu làm ác thì xấu như nhau; nếu làm thiện thì kết quả sẽ được an lạc bằng nhau. Nhưng vì không biết, tham lam, ngã mạn…mà chúng sanh sinh tâm phân biệt, sai khác, làm hại và lấn áp lẫn nhau, nên chuẩn mực đạo đức con người và xã hội suy thoái dần.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
QUAN NIỆM CỦA CÁC TÔN GIÁO
Trở về tuổi thơ một chút. Từ hồi học cấp hai, Thầy nghe từ cô giáo dạy Văn học rằng con người sinh ra từ truyền thuyết Adam và Eva. Nội dung câu chuyện này hầu như ai cũng từng nghe. Tóm lược là Chúa trời tạo ra người nam là Adam, xong tạo thêm người nữ là Eva ở cùng với Adam cho đỡ buồn, rồi một con rắn dụ dỗ hai người ăn trái Cấm (trái từ cây tên ‘cây Nhận thức tốt xấu’). Cả hai sau khi ăn vào thì nhìn thấy sự trần truồng của mình, rồi sinh ái dục và trốn ra khỏi vườn Địa Đàng sống với nhau, sinh 3 đứa con [4] (thật ra hồi đó cô giáo kể là ăn vào mắc cổ nên người nam mới có trái cấm trượt lên xuống trong cổ mình). Vâng, đó là nguồn gốc của con người được truyền tai nhau từ nhỏ. Các phiên bản trong kinh sách của Hồi giáo, Kito giáo, hay truyền thống Do Thái cũng tương tự…
Figure 2: Adam, Eva, và con rắn cái ở cổng vào
Nhà thờ Đức Bà Paris tại Paris
Rồi sau này mò mẫm đọc thêm thuyết vũ trụ của Thiên Chúa giáo qua Sách Sáng Thế hay Sáng Thế Ký hay Khởi Nguyên trong Kinh Cựu Ước (Old Testament). Có lẽ với người theo đạo, sùng tín cao độ thì họ vẫn tin như vậy, một số giới trẻ và trí thức sau này chắc họ phải chấp nhận rằng “thuyết vũ trụ trong Cựu Ước” thật ấu trĩ! Không phải nói quá, chứ với khoa học biện chứng hiện đại thì không thể chấp nhận rằng thế giới vũ trụ và muôn loài hình thành trong 6 ngày, bởi bàn tay của một người được! Cứ như trò chơi “bán hàng, nặn đất” của trẻ con hồi nhỏ ấy. Lượt trích trong Kinh Thánh:
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.
Ngày thứ nhất: Thiên Chúa tạo ra ánh sáng, phân rẽ ánh sáng và bóng tối, gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm".
Ngày thứ hai: Thiên Chúa tạo ra bầu trời, tạo ra mặt đất, tạo ra nước biển.
Ngày thứ ba: Thiên Chúa tạo ra cây cối thảo mộc.
Ngày thứ tư: Thiên Chúa tạo ra ngôi sao, tạo ra ngày và đêm.
Ngày thứ năm: Thiên Chúa tạo ra sinh vật dưới nước, trên cạn, gia súc, dã thú.
Ngày thứ sáu: Thiên Chúa tạo ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa, giống như chúng ta, có nam có nữ. Và ban phúc lành cho họ: Hãy thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và muôn loài vạn vật…
Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! [5]
Hay nhỉ. Có lẽ con cũng nghĩ vậy! Vì đại đa số các tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới – thể loại hữu thần – đều có sự gải thích giống giống nhau như trên. Tức là có một vị thần, một đấng siêu nhiên, toàn năng sáng tạo ra con người và vũ trụ. Ví dụ như Bà-la-môn giáo cho rằng Đấng Phạm Thiên (thượng đế) là người sáng tạo ra. Đạo Ba Tư (Zoroaster) thì nói, có hai đấng sáng tạo là Ohrmazd (thiện thần) và Ahriman (ác thần) tạo ra thế giới vạn vật. Hồi giáo thì cũng tương tự Thiên Chúa giáo, thượng đế hay đấng Allah sáng tạo ra vạn vật...
Thật ra, hồi học Cử nhân Phật học, học thêm các môn Triết học Đông-Tây mới nghiệm ra rằng, nguyên nhân khiến các triết gia gán việc tạo tạo ra thế giới vũ trụ này là do đấng siêu nhiên làm, đơn giải là vì: họ không lý giải được!. Bởi họ bị ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo rất lâu đời. Chuyện gì không giải thích được thì cứ thảy cho Chúa! Nếu con để ý sẽ thấy rằng, rất nhiều các triết gia phương Tây thời thịnh của đế chế La Mã đều mang danh xưng trước tên của mình là “Saint hay St.” – tức là Cha dòng, triết gia…như St. Augustine, St. Thomas, St. Paul,…
Figure 3: Minh hoạ, Charles Darwin và Thuyết Tiến Hoá
Chưa hết. Sau khi quyền lực Thiên Chúa giáo suy giảm, các triết gia phương Tây bắt đầu có lối thoát hơn trong suy nghĩ. Nhưng cũng không ít người phải hy sinh vì sự cố chấp cuồng tín của Thiên Chúa giáo. Điển hình là Galileo[6], đứng trước toà xét xử của Giáo Hoàng và phải chết vì chứng minh thuyết Nhật tâm của ông khi nói rằng Mặt Trời là trung tâm, Trái Đất quay quanh mặt trời chứ không phải như Kinh Thánh nói là “Mặt Trời quay quanh Trái Đất”! Rồi chuyện Trái đất hình vuông, dẹt chứ không phải tròn… Để rồi sao? Để rồi thời nay, Vaan phải chấp nhận sai và sửa đổi lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh. Giới khoa học vượt ra khỏi lời dạy Kinh Thánh, tiến xa hơn và càng tiến bộ thì các thành quả chứng minh của họ lại phản bác lời dạy của Kinh Thánh. Rõ nhất là “Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin [7], một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: “loài người có họ hàng với loài vượn”! [8].
Thầy dẫn ví dụ các luồng tư tưởng từ hai nền văn minh lớn của nhân loại: đại diện phương Đông là Ấn Độ, tư tưởng Bà-la-môn; đại diện phương Tây là Châu Âu, Thiên Chúa giáo, các triết gia cổ đại, và triết gia gần đây nhất như trên để con thấy nhân loại cố gắng tìm về cội nguồn của mình bằng những lời giải thích mang đủ màu sắc tôn giáo, mê tín, thiên văn, khoa học, triết học, sinh học… Ai biết được, có thể sau này một ai đó mạnh dạng đứng lên chứng minh con người sinh ra từ một nguồn gốc khác!
III. VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH KHỞI THẾ NHÂN BỔN
Trở lại với Phật giáo. Nếu không học Phật, chắc đến giờ này niềm tin về nguồn gốc loài người của Thầy có lẽ cũng là
Figure 4: Minh hoạ Quan Âm Thiên
“Chúa tạo ra”, thuỷ tổ cố sơ của mình là người mang tên nước ngoài “Adam và Eva” cũng nên; hoặc không thì cũng lạc vào “mê tín khoa học” của phương Tây rồi. Con hãy ví mình như một nhà khoa học, nhà xã hội học để xem nội dung bài Kinh Khởi Thế Nhân Bổn, không cần phải đọc với tư cách người Phật tử đâu. Vì tìm hiểu để so sánh với những gì mà con người đang hô vang học thuyết của mình.
Đầu tiên, đức Phật nói lướt qua chu kỳ hình thành và tan rã của vũ trụ, đúng theo luật “Sinh – trụ - hoại – diệt”. Ngài nhấn mạnh vào đoạn “hoại – diệt” của trái đất rằng: vào thời này, trái đất hoại diệt, tan rã, những chúng sanh còn lại tái sanh lên cõi trời Quan Âm Thiên (Ābhassarā – trong cõi trời Sắc giới). Con khoan hỏi tiếp “cõi Quan Âm Thiên” có liên quan gì đến “Bồ Tát Quan Thế Âm” không nhé! Vì chủ đề này hơi bị dài! Cái đáng nói ở đây là cõi này là cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới, nghĩa là cõi giành cho những người đắc “đệ Nhị thiền” trở lên sinh sống. Như vậy, thời hoại diệt, nơi sắp “tận thế” này đang có chúng sanh thiện lành sinh sống. Còn chúng sanh ác độc không biết đang ở chốn nào! Ngài chỉ tóm lược sơ khai như vậy. Sau khi hoại diệt, trải qua một thời gian dài đằng đẵng, Trái Đất bắt đầu hình thành từ những hạt bụi và nước kết tụ lại. Thời ban sơ, Trái Đất tối om, đen như mực, chìm trong nước.
Figure 5: Minh hoạ hệ mặt trời, mặt trăng và trái đất
Rồi qua một thời gian dài nữa, có chúng sanh từ cõi Quan Âm Thiên thác sanh lại xuống quả đất. Lúc đó, họ vẫn sống bằng hỷ lạc, tự chiếu hào quang, đi lại trên hư không như lúc họ sống trên cõi trời. Trái đất vẫn hình thành dần dần, mùi vị của đất bắt đầu nổi lên trên mặt nước, tụ thành váng, màu trắng như bọt cháo, nước cơm, vị ngọt như mật ong tinh khiết. Thấy lạ, một số chúng sanh (từ Quang Âm Thiên) muốn thử mùi vị. Họ lấy ngón tay chấm và thưởng thức, mùi vị làm họ khởi lòng tham ái, ánh hào quang của họ mờ dần và mất đi. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Sau một thời gian dài họ dùng váng đất làm thức ăn, thân thể của họ ngày càng trở nên thô xấu, sắc thân càng trở nên sai biệt, trong số họ có kẻ xấu, người đẹp. Thấy vậy, họ sinh tâm ngã mạn, ghanh ghét, chê kẻ khác xấu, khen mình đẹp. Do ngã mạn, váng thức ăn dùng lâu nay biến mất, rồi họ buồn bã và than vãn. Một loại thức ăn khác xuất hiện là nấm đất trắng. Thức ăn thay thế tiếp theo là chùm đất trắng như bè rau muống, tiếp đến là lúa không có vỏ và cám; tiếp nữa là lúa có vỏ, có cám, mọc thành khóm… Mỗi khi chúng sanh khởi tâm bất thiện, tham lam, ngã mạn về thức ăn và sắc thân đang có thì thức ăn cũ mất đi và thay vào loại thức ăn mới chất lượng kém hơn.
Song song với việc miêu tả sự hình thành quả đất, Ngài chỉ cho thấy tiến trình tâm thức và đạo đức chúng sanh dần dần thay đổi theo: Đầu tiên là tâm ngã mạn, khen mình chê người về sắc đẹp, màu da. Ăn lúa mì một thời gian thì giới tính xuất hiện, trai gái nhìn ngắm nhau lâu thì phát sinh ái dục, khi có quan hệ tình dục với nhau thì bị chúng sanh khác khinh miệt chê bai, phải trốn đi nơi khác, phải xây dựng nhà cửa để che đậy việc quan hệ, cuộc sống gia đình xuất hiện. Một số chúng sinh biếng nhác, thu gom lúa mì cất trữ cho nhiều ngày để khỏi đi kiếm mỗi bữa nên họ phân vùng chia ruộng thu hoặch riêng. Rồi bắt đầu có người biếng nhác lấy cắp lúa của người khác. Rồi họ cử ra người xử lý kẻ trộm, xử lý tranh cãi, xử lý nói dối, dùng hình phạt, cảnh cáo, đánh đuổi… và trả thù lao bằng cách chia lúa mì cho người được đề cử đó; thế là giai cấp Vua quan xuất hiện (Khattiya). Xã hội tiếp tục định hình hệ thống, giai cấp, chủng loại và danh tính: Một số ghê sợ trước những thói hư tật xấu trên nên họ lánh vào rừng tu thiền; một số không tu thiền được thì viết lách kinh sách; những người này gọi là giai cấp Ẩn sĩ Bà-la-môn (Brahmaṇa). Phần đông thích thực hiện hành vi tình dục thì sống riêng trong từng nhà và làm ăn buôn bán, số này gọi là Lao động, thương buôn (Vessā). Còn lại số có tâm xấu ác, làm những việc thấp hèn, độc hại gọi là Nô lệ (Suddā).
Sau cùng, đức Phật chỉ rõ về chuẩn mực đạo đức, nhân quyền, sự bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, màu da… xác định thước đo qua việc thực hành chánh pháp, thanh lọc thân tâm chứ không phải dựa trên giai cấp hay màu da. Ngài dạy rõ rằng, dù là vua, tu sĩ, người dân hay nô lệ nếu làm ác thì xấu như nhau; nếu làm thiện thì kết quả sẽ được an lạc bằng nhau. Nhưng vì không biết, tham lam, ngã mạn…mà chúng sanh sinh tâm phân biệt, sai khác, làm hại và lấn áp lẫn nhau, nên chuẩn mực đạo đức con người và xã hội suy thoái dần.
ADAM - EVA (Qua niem cua dao Chua)