K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

C​huyện cười đó bạn.hiha

7 tháng 10 2016

Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc.Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo xe. Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh.Thấy vậy một bà thò đầu ra cửa kêu lớn:Ông ơi !không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích !người đàn ông vội gào lên:Không được. tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà !

Phương thức biểu đạt:Tự sự

2 tháng 10 2016

a) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc. Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo xe.  Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh. Thấy vậy một bà thò đầu ra cửa kêu lớn: Ông ơi !không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích ! Người đàn ông vội gào lên: Không được. tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà !

b) Người tài xế và chiếc xe gặp tai nạn

P/s: làm theo cảm nghĩ!  ko chắc đâu nha!

 

2 tháng 10 2016

a. 3 - 5 - 1 - 4 - 6 - 7 - 2

b. - Không kịp đâu

    - Một tài xế mất xe

    - Chuyến xe buýt nguy hiểm

Cho tập hợp câu: Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh(1). Không được. tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà !(2) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc(3) Thấy vậy một bà thò đầu ra cửa kêu lớn(4) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo xe(5) Ông ơi !không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích !(6) người đàn ông vội gào lên(7) a. Hãy sắp xếp lại...
Đọc tiếp

Cho tập hợp câu:

Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh(1). Không được. tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà !(2) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc(3) Thấy vậy một bà thò đầu ra cửa kêu lớn(4) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo xe(5) Ông ơi !không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích !(6) người đàn ông vội gào lên(7)

a. Hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ?

b. Theo em có thể đặt đầu đề cho văn bản ở trên được không?

c. Tìm phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

a- Tự sự

b- Miêu tả

c- Biểu cảm

d- Nghị luận

d. Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn bản trên.

1
16 tháng 9 2018

a.3,1,5,4,6,7,2

b ko kịp đâu

c tự sự

d.khi đọc 3 câu đầu tiên của câu chuyện,ai cũng cả thấy thương và aí ngại cho người đàn ông đã mập, lại phải đuổi theo 1 chiếc xe chứa đầy người đang xuống dốc.Giá chiếc xe có phanh lại để chờ ông ta,có lẽ cũng khó.Đằng này kịch tính của câu chuyện lên cao khi ''Chiếc xe cứ lao mỗi lúc 1 nhanh''.Sự ái ngại đó đã lan ra cả ñ người ngồi trên xe khi 1 bà thò cổ khuyên ông ta đừng chạy nữa.Thật bầt ngờ cho baṇ đọc khi vỡ lẽ:ông ta là tài xế.Thế thì cuộc chạy của ông ta là có lí rồi.Thật vừa đáng thương và nực cười cho ông tài xế ''lỡ xe''

21 tháng 3 2020

Cảm ơn mọi người trước nha!! Thanks

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biểnTrường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng.
Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ
chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. k. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang
thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối
đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm
ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Bài 1: Đọc câu chuyện sauKhi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc câu chuyện sau
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên 

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

Câu 3: Tại sao cô gái lại không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào túi quần?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 5: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế?

 

1
5 tháng 4 2022

Câu 1:PTBĐ:Tự sự

Câu 2:

Chuyển thành câu bị động: Tờ 5.000 đồng được 1 cô học sinh ở hàng ghế sau lén nhét vào túi quần của ông lúc này.

Câu 3: 

 Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp là vì để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.

Câu 4:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là:

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Câu 5:

Tham khảo:

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.