\(\frac{2n+1}{6n+5}\)

Chứng minh A là phân số tối giản

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

Đặt d là ước chung lớn nhất của 2n+1 và 6n+5

Ta có \(2n+1⋮d\Rightarrow3.\left(2n+1\right)⋮d\Rightarrow6n+3\)

Mặt khác \(6n+5⋮d\)

Do đó \(6n+5-6n-3⋮d\Rightarrow2⋮d\Rightarrow d=\left\{1;2\right\}\)

Mặt khác 6n+5 là số lẻ nên d = 1

Khi đó 6n + 5 và 2n +1 là hai số nguyên tố cùng nhau hay phân số A tối giản

2 tháng 8 2018

Thử vài trường hợp là ra ngay !!!

19 tháng 4 2020

a)Gọi ƯCLN(n + 1 ; 2n + 3) = d

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}n+1⋮d\\2n+3⋮d\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}2\left(n+1\right)⋮d\\2n+3⋮d\end{cases}\Rightarrow}\hept{\begin{cases}2n+2⋮d\\2n+3⋮d\end{cases}\Rightarrow}\left(2n+3\right)-\left(2n+2\right)⋮d}\)

\(\Rightarrow\)\(1⋮d\)

\(\Rightarrow d\inƯ\left(1\right)\Rightarrow d\in\left\{\pm1\right\}\)

=> n + 1 ; 2n + 3 là 2 số nguyên tố cùng nhau

\(\Rightarrow\frac{n+1}{2n+3}\)là phân số tối giản

b) Gọi ƯCLN(8n + 5 ; 6n + 4) = d

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}8n+5⋮d\\6n+4⋮d\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}3\left(8n+5\right)⋮d\\4\left(6n+4\right)⋮d\end{cases}\Rightarrow}\hept{\begin{cases}24n+15⋮d\\24n+16⋮d\end{cases}\Rightarrow}\left(24n+16\right)-\left(24n+15\right)⋮d}\)

\(\Rightarrow\)\(1⋮d\)

\(\Rightarrow d\inƯ\left(1\right)\Rightarrow d\in\left\{\pm1\right\}\)

=> 8n + 5 ; 6n + 4 là 2 số nguyên tố cùng nhau

\(\Rightarrow\frac{8n+5}{6n+4}\)là phân số tối giản

24 tháng 2 2017

a)gọi d thộc ƯC ( 2n+5,3n+7)

=> 2n+5chia hết cho d              6n+15chia hết cho d

                                    <=>                                      <=> 6n+15-6n-14c/h cho d<=> 1 c/h cho d<=> d=1;-1

và 3n+7 chia hết cho d            và 6n+14 c/h cho d

=>A là p số tối giản

b) làm tương tự a). ở đây, nhân 2n-5 lên 3 lần rồi lấy 6n-14-kết q vừa tìm đc thì ta đc d=1

24 tháng 2 2017

a)gọi d là ƯCLN(2n+5;3n+7)

=>2n+5​ chia hết cho d và 3n+7 chia hết cho d

=>(2n+5)-(3n+7) chia hết cho d

hay 3(2n+5)-2(3n+7) chia hết cho d

=>d=1

Vì ƯCLN=1. Nên phân số 2n+5/3n+7 là phân số tối giản 

b) làm tương tự như câu a nhé bạn

6 tháng 4 2017

gọi d là ƯCLN(5n+1;6n+1)

=>5n+1 chia hết cho d =>6(5n+1)chia hết cho d=>30n+6 chia hết cho d

=>6n+1 chia hết cho d =>5(6n+1)chia hết cho d=>30n+5 chia hết cho d

=>(30n+6)-(30n+5)chia hết cho d

=> 1 chia hết cho d

=> d= 1

=>5n+1 và 6n+1 là hai snt cùng nhau

Vậy phân số 5n+1/6n+1 là phân số tối giản

23 tháng 5 2017

1/

a/ 11abc = 10925 + 75 + abc = 25.437 + (75 + abc)

Để 11abc chia hết cho 437 ta có 10925 = 25.437 chia hết cho 437 => 75 + abc phải chia hết cho 437

=> (75 + abc) = {437; 2.437=874} => abc = {362; 799}

b/ làm tương tự

2/ 

a/ \(\frac{6n+1}{5n+1}\) là phân số tối giản khi 6n+1 và 5n+1 có USC là 1

Gọi d là USC của 6n+1 và 5n+1

=> 6n+1 chia hết cho d => 5.(6n+1)=30n+5 chia hết cho d

5n+1 chai hết cho d => 6.(5n+1) =30n+6 chia hết cho d

=> (30n+6) - (30n+5) = 1 chia hết cho d => d=1

=> \(\frac{6n+1}{5n+1}\) là phân số tối giản

23 tháng 4 2020

B1. Ta có: A= \(\frac{4n-1}{2n+3}+\frac{n}{2n+3}=\frac{4n-1+n}{2n+3}=\frac{5n-1}{2n+3}\)

=> 2A = \(\frac{10n-2}{2n+3}=\frac{5\left(2n+3\right)-17}{2n+3}=5-\frac{17}{2n+3}\)

Để A là số nguyên <=> 2A là số nguyên <=> \(\frac{17}{2n+3}\in Z\)

<=> 17 \(⋮\)2n + 3 <=> 2n + 3 \(\in\)Ư(17) = {1; -1; 17; -17}

Lập bảng:

 2n + 3 1 -1 17 -17
  n -1 -2 7 -10

Vậy ....

23 tháng 4 2020

Bài 2:

Gọi d là ƯCLN (7n-1; 6n-1) (d thuộc N*)

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}7n-1⋮d\\6n-1⋮d\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}6\left(7n-1\right)⋮d\\7\left(6n-1\right)⋮d\end{cases}\Rightarrow}\hept{\begin{cases}42n-6⋮d\\42n-7⋮d\end{cases}}}\)

=> 42n-7-42n+6 chia hết cho d

=> -1 chia hết cho d

mà d thuộc N* => d=1

=> ƯCLN (7n-1; 6n-1)=1

=> đpcm

21 tháng 10 2015

vào câu hỏi tương tự  dựa theo cách lm  để giải nhé