Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- phép so sánh vì phép so sánh gợi hình gợi cảnh.
Miêu tả đối tượng để mượn những đặc điểm phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. phép so sánh vì phép so sánh gợi hình gợi cảnh.
Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ thì đúng rồi tại vì nó đều trữ tình .......
+) So sánh, gợi hình gợi cảm.
Dùng để miêu tả đối tượng để mượn những đặc điểm phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. phép so sánh vì phép so sánh gợi hình gợi cảnh.
Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ thì đúng rồi tại vì nó đều trữ tình,...
Chúc bạn hc tốt!
Tình cảm, cảm xúc của con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thế. Do vậy, trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi cảm rất lớn:
Nếu yếu tố tự sự có tác dụng làm cho tình tiết thêm hấp dẫn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc và gợi lên những ý nghĩa sâu xa, từ đó giúp cho người đọc nhớ lâu và khơi gợi cảm xúc ở họ, thì yếu tố miêu tả lại khơi gợi sức cảm thụ và trí tưởng tượng của người đọc và qua đó làm cho yếu tô' biểu cảm trở nên cụ thể, chân thực và sống động hơn.
Như vậy, trong văn biểu cảm muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, chúng ta cần sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả bởi hai yếu tố này có tác dụng khêu gợi cảm xúc, làm cho cảm xúc được bộc lộ hay hơn, chân thực hơn và gây xúc động đôi với người đọc.
Ví dụ như trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, ông đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, lấy tự sự và biểu cảm làm phông nền để bộc lộ cảm xúc được sâu sắc.
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm , cảm xúc được bộc lộ . Thiếu tự sự , miêu tả thì tình cảm mơ hồ , không cụ thể bởi vì tình cảm , cảm xúc của con người chỉ nảy sinh từ sự việc , cảnh vật cụ thể .
**Lấy bài Kẹo mầm ( Bài 11 ) làm ví dụ
ham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:
a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...
b. Thân bài:
- Biểu cảm về mùa xuân:
+ Thiên nhiên:
++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
++) Nắng xuân hây hẩy, nồng nàn.
++) Hoạt động đặc trưng của con người.
+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.
- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....
c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
Văn biểu cảm là văn nói lên tình cảm, cảm xúc những rung động của tâm hồn của người viết đối với một sự kiện, một miền quê, một con đường, một loài cây hay một vườn hoa,... (theo chủ đề, đề tài). Văn biểu cảm có thể viết dưới dạng ký, truyện ngắn, tản văn,.v.v...(thể loại)
Cảm xúc là của bạn, tưởng tượng là của bạn, cách hành văn là của bạn. Còn cách sắp xếp mở bài, thân bài, kết bài thì bạn hãy nhớ lại những bài giảng, hướng dẫn làm văn của thầy, cô,...
Để làm văn hay, bạn hãy đọc thêm nhiều sách báo văn học, ghi chép lại những câu văn, câu thơ hay. Hạn chế đọc những truyện tranh Đô rê môn, Co nan, ... vì những câu văn què quặt, lời thoại cộc lốc,... Nên đọc những truyện cổ Grim, truyện Andersen, ... được các dịch giả nổi tiếng biên dịch sẽ có ích cho tâm hồn và cách hành băn của bạn,.
Văn tự sự là lối văn thiên về suy tư, đặc biệt suy tư trước những hoàn cảnh bế tắc, càng ít chú ý đến hành động vì làm được gì, hay làm gì được, làm để làm gì, cho ai, đều không có trả lời, giải đáp, rút cục dễ đưa đến những thái độ yếm thế thoát ly, lẩn tránh hành động hoặc hành lạc
Văn tự sự
_ Phương thức biểu đạt : tự sự
_ Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
Văn biểu cảm
_ Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
_ Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.
Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn
Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?
a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật: - Công cha như núi ngất trời... - Chiều chiều ra đứng ngố sau... - Ngó lên nuộc lạt mái nhà... - Anh em nào phải người xa... Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế ? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng : đây là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4. Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông. Núi cao hiển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời : núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông : biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta. Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc : nâng đỡ, phủ : vuốt ve, súc : cho bú, trưởng : nuôi lớn, dục : dạy dỗ, cố : trông nom, phục : theo dõi, phúc : che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức. Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như : Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Hoặc : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra... Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể : Yên nhau như thể tay chân, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy. Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...
Đề : Cảm nghĩ về mùa xuân .
Các bước làm bài :
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
Tìm hiểu đề :
- Kiểu văn bản :biểu cảm
- Đề tài: -Mùa xuân.
-Tình cảm cần biểu hiện: yêu, thương, nhớ,...
Tìm ý :
1 . Mùa xuân của thiên nhiên :
- Cảnh sắc , thời tiết , khí hậu , cây cỏ , chim muông ...
2 . Mùa xuân của con người :
- Tuổi tác , nghề nghiệp , tâm trạng , suy nghĩ ...
3 . Phát biểu cảm nghĩ :
- Thích hay không thích mùa xuân ? Vì sao ?
- Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích mùa xuân ...
- Kể hoặc tả để giải thích vì sao mong đợi hoặc không mong đợi mùa xuân ...
Mik cũng đã sắp sếp rồi nhé! Cứ theo tình tự 1, 2, 3 thôi!
Chúc bạn học tốt!
bạn không lập dàn bài ak