Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiến hóa về hô hấp:
- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường
- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)
Tiến hóa về tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra
- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch
+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn
+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).
Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).
chúc bạn học tốt !!
Sự biến hóa của hai hệ này được thể hiện ở sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng phức tạp hơn:
1. Hệ tuần hoàn
+ Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn được bảo vệ trong khoang ngực (tim,...)
+ Cấu tạo có tim 4 ngăn cùng hệ mạch tạo 2 vòng tuần hoàn
+ Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể -> trao đổi chất mạnh
2. Hệ hô hấp
+ Bao gồm: phổi, khí quản, phế quản
+ Phổi lớn gồm nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc
-> việc thực hiện trao đổi chất dễ dàng
+ Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co giãn các cơ liên sườn và cơ hoành!
Chọn đáp án C.
- I đúng: Cơ quan tiêu hóa dạng ống được hình thành ở những động vật đa bào bắt đầu từ giun.
- II sai: Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
- III đúng: châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí, cá chép hô hấp bằng mang. 3 loài còn lại hô hấp bằng phổi, trong đó chỉ có trâu rừng và thằn lằn xảy ra trao đổi khí ở các phế nang; đại bàng tuy hô hấp bằng phổi nhưng thông qua các ống khí.
- IV đúng: Trâu rừng, thằn lằn, đại bàng có hệ tuần hoàn kép; châu chấu và cá chép có hệ tuần hoàn đơn.
# | Ngành động vật | Đại diện | Hệ tuần hoàn | Hệ hô hấp |
1 | Động vật nguyên sinh | Trùng biến hình | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
2 | Ruột khoang | Thủy tức | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
3 | Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) | Giun đốt | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp qua da |
4 | Thân mềm | Ốc sên, mực… | Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn |
5 | Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) | Châu chấu | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua hệ thống ống khí |
6 | Động vật có xương sống - Lớp cá | Cá chép | 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng mang |
7 | Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư | Ếch | 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, da |
8 | Động vật có xương sống - Lớp bò sát | Thằn lằn | 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
9 | Động vật có xương sống - Lớp chim | Chim bồ câu | 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, túi khí |
10 | Động vật có xương sống - Lớp thú | Thỏ | 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
.Câu 1: Mô tả cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 2: Nêu đặc điểm tiến hóa của xương thỏ so với thằn lằn
Giong :
- xương đầu
-Cột sống :xương sườn , xương mỏ ác
- Xương chi :+ đai vai , chi trên
+đai hông , chi dưới
Khác:
Thằn lằn | Thỏ |
Đốt sống cổ : nhiều hơn 7 Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng các chi nằm ngang |
- đốt sống cổ :7 -xương sườn kết hợp với xương mỏ ác thành lồng ngưc -các chi thẳng góc , nâng cơ thể lên cao |
Sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu so với thằn lằn theo bamgr sau:
-Tuần hoàn
-Hệ tiêu hóa
-Hệ hô hấp
-Bìa tiết
-Sinh sản
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của thú và vai trò của thú
Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế
Câu 5:Tại sao thú mỏ vịt ko bú sữ mẹ?
Con mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da. Sữa tiết ra từ hai chỗ có cấu trúc giống như núm vú. Con non đè vào những nơi đó cho sữa chảy xuống lông bụng của mẹ chúng để liếm và mút sữa chảy ra. Sữa này có nhiều chất sắt, lượng sắt có nhiều gấp 60 lần lượng sắt có trong sữa bò.
Thú mỏ vịt có cấu tạo như thế nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?
Đuôi của thú mỏ vịt ngắn, có chức năng dự trữ mỡ để dùng vào mùa đông nhưng chúng lại không hề ngủ đông, chúng còn dùng đuôi để lái dưới nước.
Chân ngắn nhưng mạnh, chân có màng bơi thích hợp cho việc bơi lặn; lúc ở trên cạn, màng chân gấp lại để có thể dùng móng chân cho việc đào bới.
Cái mõm mềm rất nhạy cảm, có rất nhiều tế bào thần kinh trên đó. Thú mỏ vịt cũng biết kêu.
.Chúng có thân mình dài và dẹt, mình phủ đầy lông nâu, ngắn, mượt mà. Bộ lông của chúng không thấm nước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống dưới nước 12 tiếng mỗi ngày ở nhiệt độ gần 0 độ C.
Đáp án B
Các phát biểu đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: 1,2,3
Ý (4) sai, năng lượng không được tái sử dụng
Đáp án C
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, các phát biểu đúng là: I
II sai, giun đất là SVPG.
III sai, SVPG chuyển hoá chất hữu cơ thành vô cơ.
IV sai, xác chết của sinh vật xếp vào thành phần vô sinh
Chọn đáp án B.
Chỉ có phát biểu III đúng.
I sai vì một số hệ sinh thái nhân tạo không có sinh vật sản xuất. Ví dụ bể nuôi cá cảnh là một hệ sinh thái nhưng không có sinh vật sản xuất.
II sai vì vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất.
III đúng vì sinh vật phân giải sẽ phân giải xác chết, chất thải do đó sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường sống.
IV sai vì có một số hệ sinh thái nhân tạo không có động vật. Ví dụ, một bể nuôi tảo để thu sinh khối.