Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái niệm:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyênnhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?
Ví dụ: Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
3.2. Các loại trạng ngữ:
a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo.
b) Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động.
c) Trạng nhữ chỉ nguyên nhân:
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sựviệc hoặc tình trạng nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
d) Trạng ngữ chỉ mục đích:
- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …
Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.
e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cáchthức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.
Năm học lớp năm, em sử dụng rất nhiều sách. Ngày hai buổi đến trường, học tập ở nhà, bên em luôn có quyển sách Tiếng Việt lớp năm. Bố đã mua cho em từ đầu năm học với lời dặn dò thân thương: "Con phải giữ gìn sách cho tốt. Sách là thầy của ta đấy."
Quyển sách hình chữ nhật, dày hơn một phân có chiều dài 24cm và chiều rộng 17cm. Nền sách màu xanh, nổi lên hàng chữ nhỏ phía trên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dòng tựa đề Tiếng Việt 5 được in to, đậm và nằm gọn trong một khung kẻ xinh xắn. Sách do Nhà Xuất bán Giáo dục phát hành.
Đẹp nhất là bức tranh giữa bìa, hứa hẹn nhiều điểm mới lạ, lí thú về nội dung của quyển sách. Những bạn học sinh từ các miền của đất nước cùng ngồi trên thảm cỏ xanh mịn để tìm hiểu về thiên nhiên và con người Việt Nam. Đồng ruộng lúa xanh mơn mởn với các cô chú nông dân lom khom cấy lúa và đánh trâu cày bừa. Dòng sông êm trôi, mang nặng phù sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ tươi tốt. Những ngôi nhà chen chúc, bình yên sau lũy tre làng. Trùng điệp các ngọn núi sừng sững đón lấy gió từ biển thổi vào. Xa xa, phía chân trời, vô số tàu lớn bỏ lại phía sau tháp khoan đang phun lá phì phì. Phong cảnh đẹp và thanh bình hơn với đàn hải âu đi về rộn rịp. Bìa sau của sách màu trắng, nổi bật logo ngôi sao bạch kim. Gáy sách có cùng màu với bìa được viền đậm hai dầu và chính giữa là tựa đề.
Bên trong, các trang sách được in bằng loại giấy tôi, trắng mỏng nhưng rất mịn. Đầu trên là phần hướng dần sử dụng các kí hiệu. Kế đến, từng bức tranh sống động với màu sắc hài hòa nêu bật từng chủ điểm của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài học đều có hình ảnh đẹp. Nội dung gồm hệ thống ghi nhớ, luyện tập, các câu hỏi gợi ý; tất cả đều được bố trí màu sắc riêng giúp em dễ học tập.
Em rất thích quyển sách này, em đã bao bìa dán nhãn cẩn thận. Học xong, em cất lên kệ, bỏ vào cặp nhẹ nhàng. Đặc biệt, các chú thích riêng của em trên sách, em đều dùng bút chì nhằm giữ cho sách khỏi bẩn. Em sẽ cố gắng học thật tốt để bố mẹ và thầy cô giáo vui lòng.
Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Bài 1: Trâu vàng uyên bác.
Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.
Trẻ trồng ..... già trồng chuối.
Cha ......... mẹ dưỡng.
Cánh hồng ....... bổng.
Được ....... đòi tiên.
Được mùa ........ đau mùa lúa.
Cày ....... cuốc bẫm.
Con rồng cháu ............
Bĩ cực thái .........
Dục ......... bất đạt.
Tay làm hàm nhai ......... quai miệng trễ.
Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.
Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.
Câu hỏi 1:
Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì?
- Công khai
- Công hữu
- Công cộng
- Công dân
Câu hỏi 2:
Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên?
- Sơn thủy hữu tình
- Hương đồng gió nội
- Non xanh nước biếc
- Một nắng hai sương
Câu hỏi 3:
Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào?
- Phía trên
- Dải đê
- Mây hồng
- Ai
Câu hỏi 4:
Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai ... trăng đêm"
- lấp lóa
- lấp lánh
- long lanh
- long lánh
Câu hỏi 5:
Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Đại từ
Câu hỏi 6:
Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?
- Động từ
- Đại từ
- Quan hệ từ
- Tính từ
Câu hỏi 7:
Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?
- Đồng âm
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
- Nhiều nghĩa
Câu hỏi 8:
Cho đoạn thơ:
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."
Đoạn thơ trên có những động từ nào?
- Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
- Vào, ta, chim
- Vào, ngân, họa
- Vào, lặng im, ngân, họa
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
"Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi ... tung bay"
- cờ đỏ
- khăn đỏ
- áo đỏ
- mũ đỏ
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ:
"Sáng chớm .....trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."?
- thu
- lạnh
- đông
- buồn
a) Những chi tiết nào cho biết hình ảnh hoa trạng nguyên có hình dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?
- Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
b) Vì sao tác giả nói hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò?
- do hoa cháng đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng học trò thức suốt mùa thi ấy.
c) Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc, vì sao?
- Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Vì hình ảnh này khiến cho mỗi chúng ta cảm thấy hoa trạng nguyên không chỉ gần gũi mà còn thấy được nó như mang niềm vui khiến cho mỗi chúng ta khi ở gần bên nó như cũng được vui lây theo niềm vui của loài hoa ấy.
d) Hình ảnh hoa trạng nguyên gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì ? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Hoa trạng nguyên gợi cảm xúc về mùa thi và ngọn lửa niềm tin rực cháy trong tim.
B. Hoa trạng nguyên gợi những kỉ niệm của tuổi học trò về mùa thi.
C. Hoa trạng nguyên là hoa của học trò.
Đáp án : Chọn đáp án A.
thi vào tháng 5 năm 2018
k mình nhe
Lớp mấy thì mới biết được