Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…
Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:
- Lịch sử hình thành
+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống
Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng
+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)
- Qúa trình sản xuất gốm
Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)
+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”
- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm
Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)
Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga
Hình thành thương hiệu
Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài
Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc, như nói thay bao nỗi lòng của con người thời bấy giờ.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã sinh ra tôi. Tôi thật biết ơn đã cho tôi lớn lên theo từng ngày, theo từng thời gian, theo từn mùa gặt trái chín thơm. Quê hương của tôi đẹp với những cánh đồng lúa chín nặng trĩu bông lúa, dòng sông phù sa dồi dào và những con người lao động chăm chỉ, cần cù sớm hôm. Quê hương tôi thật đẹp và yên bình biết bao! Quê hương đã nuôi nấng từng kiếp người, nuôi nấng những con người bé nhỏ trở nên khôn lớn, trưởng thành. Quê hương đi xa mà không nhớ thì đó thật là 1 con người vô cảm, lạnh nhạt, không biết kính trọng quê hương - nơi sinh ra của mình. Quê hương tôi vô cùng trù phú và màu mỡ. Tôi sẽ thể hiện tình yêu thương đó bằng cách học tập thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước mình ngày càng tươi đẹp, văn minh hơn nữa.
Chúc bạn học tốt! Mình tự viết đó bạn à! Không hay đâu!
cảm ơn pn nhìu