K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Bố kính yêu của con!

    Thưa bố con đã đọc thư của bố cả hàng chục lần và con vô cùng xúc động bố à, cổ họng con như ứ đọng lại con không sao nói lên lời nào. Giờ đây con đã thuộc từng dòng từng câu chữ một. Trước mặt bố con có thể đọc cho bố nghe không thiếu từ nào.

    Đọc thư bố con đã nhận ra sự hy sinh lớn lao của mẹ mà giờ con mới biết. Con đã không biết rằng cả đời mẹ đã hi sinh vì con. Mẹ đã phải mệt mỏi khổ như thế nào khi mang thai con chín tháng mười ngày và hi sinh biết nhường nào khi nuôi con khôn lớn. Con đã không biết được rằng mẹ đã không hề ngủ khi con ốm, con đau.

    Cả đời mẹ đã hi sinh cho con. Con vô cùng xấu hổ vì hành động vô lễ của mình. Nếu không nhờ bố chỉ ra thì con mãi sẽ không nhận thấy sai lầm to lớn của mình được. Con thật bất hiếu phải không bố? Con đã không biết quý trọng tình thương mà bố mẹ dành cho con mà còn phụ nhận nó. Con đã làm cho mẹ con buồn, mẹ phải suy nghĩ nhiều, mẹ phải khổ vì con.

    Nhìn mẹ càng ngày càng già đi vì phải lo toan đủ thứ con mới biết mình sai lầm đến mức nào. Trưa nay khi mẹ đi làm về con nhìn thấy lưng mẹ ướt vì mồ hôi, mặt mẹ tái nhợt da xanh xao vì mệt mỏi. Con càng ân hận vô cùng và thương mẹ biết nhường nào. Tối nay sau bữa cơm con sẽ đến bên mẹ và xin mẹ tha thứ lúc đó con muốn bố đứng bên cạnh để chứng kiến được không bố?

    Bố ơi! Con xin lỗi bố! Con mong bố hãy tha thứ cho con. Con mong là mỗi lần mà con mắc khuyết điểm thì bố lại giúp con chỉ ra khuyết điểm bố nhé! Con hôn bố.

    Con yêu bố nhiều lắm. Con yêu mẹ lắm lắm…..!

      En-ri-cô

17 tháng 1 2018

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.
- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.
- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.
- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.
Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''. 
Câu 1: Xác lập luận điểm: 
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)
Câu 3: Xây dựng lập luận:
- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.
- Suy ra tác hại của tự phụ.
- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
17 tháng 1 2018

tham khảo bài mk nha !

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tự phụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.”

Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thếMĩ đã chuốc lấy thất bại.

Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thểđem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụ xấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thểbướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sựgiúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thế nữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói vềmình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.

11 tháng 2 2019

trời hỏi câu hỏi của Online math ra
tụi mình trả lời cho cậu chép à
câu khác thì mình trả lời chứ câu này không dc nhé

11 tháng 2 2019

Tử tế hay tốt bụng đều không có mục đích vụ lợi, đánh bóng tên tuổi hoặc làm gương, nếu vậy có động cơ đó thì dứt khoát không còn là lòng tốt hay sự tử tế nữa. Lòng tốt đặt đúng chỗ chính là tử tế, bởi dân gian cũng có câu “tử tế tệ” để chỉ các hành vi có ý định tốt nhưng hóa ra lại làm hại người khác.

Mới đây, một sự kiện về lòng tốt và sự tử tế lan truyền, tác động đến tâm thức nhiều người. Đó là việc hai người đàn ông nước ngoài lao vào cứu hai đứa trẻ bị kẹt trong ngôi nhà khóa trái đang bị cháy tại Đà Nẵng. Đó là hành vi dũng cảm bởi sự cứu giúp này có thể nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của họ nhưng trước hết hành vi đó xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế.

Họ có lòng tốt và môi trường giáo dục tạo ra sự tử tế trong họ và hành vi dũng cảm là sự thể hiện tất yếu của quá trình trên. Hành vi đó đối lập hoàn toàn với đồng bào của hai đứa trẻ kia chỉ biết đứng xem, ghi hình hay cùng lắm là la hét, gọi lực lượng chức năng cứu giúp. Đáng lưu ý là hai người đàn ông này quốc tịch khác nhau (Nga và Pháp), họ chỉ giống nhau ở chỗ so với chúng ta là người nước ngoài!

Liền sau sự kiện này, một người đàn ông nước ngoài khác tại Vũng Tàu đã lao vào can thiệp khi chứng kiến cảnh một người đàn ông Việt Nam đánh một phụ nữ trước mặt hai đứa trẻ đang ngồi trên xe máy trên đường phố. Đó cũng là hành vi tử tế thể hiện lòng tốt và ý thức bảo vệ phụ nữ vốn là nét đẹp của văn hóa phương Tây. Đây chỉ là hai sự việc mới nhất xảy ra gần đây, còn rất nhiều dẫn chứng về sự tử tế của người nước ngoài như dọn rác, móc cống, tham gia giữ gìn trật tự giao thông, đường phố và không ít những nghĩa cử hành động theo kiểu Lục Vân Tiên: “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”!

Còn chúng ta nghĩ gì trước sự tử tế đó? Gần đây, một nữ tài xế ở Hải Phòng xảy ra va chạm giao thông với một sinh viên đã nói rằng “sinh mạng không quan trọng”, người đi cùng bà ta cũng là một phụ nữ thì bảo người bị nạn là: “Mày báo Công an thì không phải người tốt”. Nữ tài xế này đỗ xe giữa đường, gây cản trở giao thông, bất hợp tác với Công an, Cảnh sát và tỏ một thái độ bất cần, coi thường mọi người. So sánh với hành vi của những người nước ngoài kia thì thấy rõ môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử của chúng ta thua kém họ rất xa.


P/s: cóp mạng

18 tháng 8 2016

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì:

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

18 tháng 8 2016

      Mặc dù có nhan đề " Mẹ tôi " nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn cảm xúc, thái độ của mình mà không làm cho đứa con phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề

14 tháng 1 2020

mình có nhiều lắm thi chúng luôn nè

14 tháng 1 2020

Môn Sinh học 7, giúp giùm mình nha cả nhà :33

19 tháng 1 2022

có nha bạn

C) Hoạt động luyện tập 1. a) Đọc gợi ý...ở dưới Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây: - Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa. - Em rất thích...
Đọc tiếp

C) Hoạt động luyện tập

1.

a) Đọc gợi ý...ở dưới

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

- Chống nạn thất học.

- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

- Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ vănc) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới. Bài tập Ngữ văn

(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài. Bài tập Ngữ văn

6
25 tháng 1 2017

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

3 tháng 2 2017

Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.