Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi thường tự hào vì mình luôn “nổi tiếng” với những trò quậy phá của mình. Có khi tôi rúc đầu vào bãi cát, chờ ai đi ngang qua là “hù” một cái. Cũng có lúc tôi treo mấy bịch nước lên cành cây, chỉ cần một bóng dáng thân quen trên nẻo đường xa tiến lại là “ùm” một cái “mát lạnh tâm hồn”. Chính vì thế nên tôi được tôn lên làm “hiệp nữ giang hồ”, oai như …cóc. Tuy vậy những trò quậy phá của tôi không làm ai giận, đơn giản vì tôi biết “lựa người mà thí nghiệm” thôi. Vậy mà có lúc tôi không hề quậy phá nghịch ngợm thì tôi lại gây ra những lỗi lầm khiến cho “nạn nhân” của tôi buồn vô hạn. “Nạn nhân” mà tôi nói tới chính là cô giáo chủ nhiệm của tôi năm ngoái. Hễ mỗi khi nhớ lại là tôi thấy bứt rứt khó chịu trong lòng. Đó là một câu chuyện buồn năm lớp bảy của tôi. Một năm rồi nhưng tôi nhớ rất rõ. Vào một buổi sáng thứ hai, trời đẹp, cảnh đẹp, người cũng đẹp nhưng chỉ có tôi là không đẹp bởi vì tôi đang buồn rầu, lo lắng và hồi hộp – bài viết khảo sát ra về nhà tôi chưa hoàn thành để nộp cho cô giáo. Giờ chào cờ hôm ấy tôi chẳng nghe được gì và cũng chẳng vui vẻ gì. Đáng lẽ lúc đó tôi có thể “tranh thủ” lấy ra viết tiếp nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không làm mà cứ ngồi thừ ra. Khi tiết chào cờ kết thúc, có lớp lũ lượt ra về, có lớp vào học tiếp ca sau. Còn bảy đứa trong đội tuyển chúng tôi, gồm có Oanh, Vi, Nhi, Duyên, Phương, Tú phải ở lại để học bồi dưỡng thêm. Chúng tôi chờ rất lâu mà cô vẫn chưa đến. Đứa than vãn: “Bài của tui dở ẹc à!”, đứa thì thảnh thơi: “Tui làm cũng tạm ổn”. Chúng nó vui vẻ chuyền bài cho nhau xem, bình phẩm tán loạn. Nhưng trong nhóm có nhỏ Oanh với tôi chưa làm bài. Tranh thủ nó xộc vào thư viện và mở vở làm liền, tôi cũng vội lao theo. Nhưng vừa viết được dăm ba câu, tôi lại bị những câu chuyện của mấy bạn làm bài rồi cuốn theo. Vui quá! Thế là bài vở lo lắng hay hồi hộp tôi đều dẹp sang một bên… Trong suốt thời gian chờ đợi ấy chúng tôi đi lòng vòng quanh sân trường, rồi ngồi trên ghế đá tán dóc đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, cười đùa ầm ĩ rồi chạy xuống căng tin mua quà ăn vặt. Thỉnh thoảng nhớ lại vụ bài tập về nhà tôi cũng có lo có sợ nhưng những trò vui hấp dẫn quá nên nó khiến tôi nhắm mắt làm ngơ, và tự nhủ: “Trễ quá rôi, chắc cô không đến đâu. Vả cô có đến thì cũng không nhớ việc ra bài cho chúng tôi đâu mà lo.” Đến khi cái Oanh làm xong bài, hãnh diện đem ra khoe với chúng tôi thì nỗi lo sợ của tôi đã thành nỗi buồn. Vậy là trong cả nhóm đứa nào cũng có bài, chỉ trừ tôi, mà tôi lại là đứa học cũng khá và được cô đặt niềm tin lớn nhất trong đội chứ đâu phải bình thường … Đang lo buồn, thì kia rồi, bóng dáng quen thuộc của cô giáo đang xuất hiện ngoài cổng trường. Giờ “tử hình” cũng đã đến. Cô giáo vội vã vào phòng học quen thuộc dành riêng cho đội chúng tôi. Cô xin lỗi vì có việc nhà đột xuất nên đã đến trễ khiến chúng tôi phải chờ, rồi cô lặng lẽ ngồi vào bàn và nghiêm nghị nhắc chúng tôi: “Nộp bài khảo sát đi các em!”. Các bạn lẹ làng chuyển bài cho cô. Khi cô xem sơ qua xấp bài thì ngạc nhiên lên tiếng: “Sao chỉ có sáu bài vậy các em? Em nào chưa làm bài vậy?”. Và tôi cúi gầm mặt rụt rè lên tiếng nghe hai má nóng bừng: “Thưa cô, em ạ!”. Cô chuyển hướng nhìn sang tôi không bằng lòng. Những trách móc của cô lúc đó chẳng có gì sai, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi giận ngược lại cô. Tôi bướng bỉnh lên tiếng: “Nhưng em bận lắm ạ! Đây đâu có phải là bài kiểm tra định kì quan trọng đâu cô !”. Tôi nói là nói vậy thôi chứ tôi biết rất rõ đây là bài khảo sát năng lực đợt một cho đội chúng tôi, và có thể thầy giáo hiệu trưởng sẽ kiểm tra kết quả ngay hôm sau. Chính vì vậy nên, sau khi câu nói bướng vừa vọt ra khỏi miệng tôi, là một sự hối hận vây kín. Mặt cô tôi đanh lại, ánh mắt như có một đám mây mờ thoáng qua đầy vẻ thất vọng và lạnh lẽo làm sao! “Lấy sách ra, hôm nay ta học thơ các em!”- mãi đến năm phút sau cô giáo mới cất tiếng. “Ôi. Cô giáo muôn vàn kính yêu của em. Thật sự em đã quá ngu dốt và hỗn xược khi khi mở miệng ra để nói với cô câu ấy.” Và tôi biết là cô đã giận tôi ghê gớm lắm vì suốt buổi học hôm đó cô không nhìn tôi và không nói với tôi một câu nào. Sau đó cô vẫn còn buồn, dù liền hôm sau đó tôi đã mang bài đến nộp cho cô. Tôi không dám xin lỗi cô vì thái độ lạnh lùng ấy nhưng trong lòng luôn ray rứt rằng không biết cô có bị thầy hiệu trưởng khiển trách vì lỗi không quản lí tốt học sinh không? Từ hôm ấy, tinh thần tôi gần như suy sụp, cứ vẩn vẩn vơ vơ. Tôi không còn tinh nghịch trêu ghẹo chọc phá mọi người như lời tôn xưng là “hiệp nữ giang hồ” nữa. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến “chuyện ấy”.Tôi vừa giận mình kinh khủng vừa hối hận tràn trề. Nhưng có hối cũng cũng đã muộn rồi. Người ta cho rằng “Lời nói gió bay” nhưng với tôi thì lời đã nói ra rồi thì không sao rút lại được? Và dù tôi có cố cách mấy cũng vẫn không dám lại gần cô để nói một lời xin lỗi và mong cô tha thứ cho tôi. Tôi biết cô bao dung lắm nhưng nỗi day dứt ấy cứ bám theo tôi mãi (vì chỉ một tuần sau là cô lại vui vẻ trò chuyện cùng tôi như không có gì xảy ra vậy). Đến bây giờ, khi tôi đã là một học sinh lớp tám rồi, tôi vẫn chưa thể mở miệng nói lời xin lỗi cùng cô, vì tôi quá rụt rè và ngại ngùng hay vì mặc cảm tội lỗi tôi cũng không phân biệt được. Tuy vậy trong lòng tôi lúc nào cũng vang lên bốn tiếng: “Em xin lỗi cô!” với hi vọng điều thầm kín này sẽ đến với cô như một phép màu tôi vẫn thường đọc thấy trong cổ tích để cô không còn phải buồn vì những đứa học trò vì ham chơi mà phát ngôn vô tâm như tôi. Các bạn ạ! Thầy cô là những người đã sinh ra chúng ta lần thứ hai, những con người ấy vĩ đại không khác gì cha mẹ ta vậy. Vì thế ta không được làm những điều sai trái, mắc những lỗi lầm không đáng có để thầy cô phải buồn. Ta phải biết kính trọng yêu quí thầy cô như cha mẹ chúng ta, đừng làm gì để phải hối hận ray rứt suốt cuộc đời. Câu chuyện buồn của tôi sẽ là bài học đáng nhớ không những cho tôi mà cho cả những ai là học trò. Hi vọng bài viết nhỏ của tôi sẽ bật lên được lời xin tha lỗi đến với cô –cô giáo yêu quí của em. Như vậy tôi mới thôi day dứt về mình.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/hay-ke-ve-mot-lan-em-mac-khuyet-diem-khien-thay-co-giao-buon-18-1365.html
bám vào đây nhé
(285) Cách để tag tên trên hoc24. - YouTube
Nếu không có tên nick của người mà bạn muốn tìm trên đây thi mình thường mở thêm 1tb mới rồi tìm tên người đó và kéo vào chỗ muốn trả lời là được.
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-di-duong-cua-ho-chi-minh-de-lam-sang-to-nhan-dinh-sautu-nhung-bai-tho-viet-trong-hoan-canh-nha-tu-duoi-che-do-tuong-gioi-thach-tan-bao-va-muc-nat-toat-ra-mot-phong-thai-ung-dung-mot-khi-phach-hao-hung-y-chi-sat-da-c35a1674.html#ixzz5E14ohfdF
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
- Qua bài thơ "Đi đường" ta thấy từ nhà ngục này chuyển sang nhà ngục khác mà chân tay lại bị chói nhưng Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh ấy vượt qua bao hiểm trở cũng như khó khăn trên đường đi với tâm hồn thi sĩ Bác đã viết nên những vần thơ rất hay này thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên , như muốn hòa vào thiên nhiên hùng vĩ với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mới đọc câu thơ này lên đã đủ thấy những thử thách to lớn đối với người leo nó và dường như ko ai có thể vượt qua được nhất là ở trong tình trạng bị áp giài chân tay bị chói chặt như Bác thì khó ai tin được Người có thể vượt qua muôn trùng núi như vậy thế nhưng Người đã làm được để rồi :"thu vào tầm mắt muôn trùng núi non"
Từ đây ta có thể thấy ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian nan của Bác ko điều gì có thể sánh được vượt qua bao núi Bác tưởng tượng như chính những ngọn núi ấy là bạn đồng hành của mình chứ hoàn toàn ko phải là nhưng trở ngại cản bước chân của mình