K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2018

Kẻ \(BH\perp CD\)

Mà \(CD\perp AD\left(gt\right)\Rightarrow BH//AD\)

Hình thang ABHD (AB//HD) có BH//AD nên \(\hept{\begin{cases}HD=AB=5\left(cm\right)\\BH=AD\end{cases}}\) (t/c hình thang)

\(HD+HC=DC\Rightarrow5+HC=9\Rightarrow HC=4\left(cm\right)\)

\(\Delta HBC\)vuông cân tại H nên \(HB=HC=4cm\Rightarrow AD=4cm\left(AD=BH\right)\)

Áp dụng định lí Pitago tính được \(BC=\sqrt{32}\left(cm\right)\)

Chu vi hình thang vuông ABCD là: 

          \(AB+BC+CD+AD=5+\sqrt{32}+9+4=18+\sqrt{32}\left(cm\right)\)

Chúc bạn học tốt.

11 tháng 7 2018

ai h minh minh h lai cho

11 tháng 7 2018

là sao ạ

19 tháng 6 2016

1/

  A B C D H K 1 2,7

Kẻ AH \(\perp\)CD , \(BK\perp CD\)

Xét tam giác vuông AHD và tam giác vuông BKC, có: góc ADH = góc BCK = 600 ; cạnh AH = BK

   => tam giác AHD = tam giác BKC (gcg) 

   => DH = KC 

Đặt a = DH (a > 0) => AH = \(\sqrt{1-x^2}\)

Có: Sin60 = \(\frac{AH}{AD}\Rightarrow\frac{\sqrt{3}}{2}=\sqrt{1-x^2}\Rightarrow1-x^2=\frac{3}{4}\Rightarrow x^2=\frac{1}{4}\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=\frac{1}{2}\left(n\right)\\x=-\frac{1}{2}\left(l\right)\end{array}\right.\)

    => x = 1/2 hay DH = KC = 1/2 

Mặt khác: HK = CD - (DH + KC) = 2,7 - (1/2 + 1/2) = 1,7 (m)

Tứ giác ABCD là hình chữ nhật (góc AHK = góc BKH = ABK = 900) => AB = HK = 1,7 (m)

    Vậy AB = 1,7m

2/ 

I D C A B 1 2

a/ Cm: tam giác ICD đều:

 Trong tam giác ICD : DB vừa là đường phân giác , vừa là đường cao => tam giác ICD là tam giác cân tại D 

 => ID = DC (1)

 => DB vừa là đường trung tuyến => BI = BC = 4cm => IC = 4 + 4 = 8cm (2)

 Có: góc IAB = IDC (đồng vị) , góc IBA = góc ICD (đồng vị) 

       mà góc IDC = góc ICD

    => góc IAB = góc IBA => tam giác IAB cân tại I => IA = IB = 4cm

    => ID = IA + AD = 4 + 4 = 8cm (3) 

 Từ (1), (2), (3) => ID = DC = IC = 8cm hay tam giác IDC đều

b/ Tính chu vi hình thang ABCD:

 Vì tam giác ICD đều => tam giác IAB đều => IA = AB = 4cm

 ID = DC = 8cm

 Vậy chu vi hình thang ABCD : AB + AD + BC + CD = 4 + 4 + 4 + 8 = 20(cm)

30 tháng 9 2018

ấn vào câu hỏi tương tự ấy 

https://olm.vn/hoi-dap/question/1004845.html

22 tháng 6 2019

Em tham khảo link dưới:

Câu hỏi của Thư Anh Nguyễn - Toán lớp 8 - Học toán với OnlineMath

10 tháng 8 2017

Hình vẽ ; 

A D B C E 60 o

a, Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân .

Xét tam giác ADC ( góc ACD = 90 độ do AC\(⊥\)CD-gt) ta có :

\(\widehat{D}+\widehat{CAD}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{CAD}=90^o-\widehat{D}=90^o-60^o=30^o\)

mà \(\widehat{CAD}=\widehat{BAC}\left(gt\right)\Rightarrow\widehat{BAC}=30^o\)

Ta có : \(\widehat{BAD}=\widehat{BAC}+\widehat{CAD}=30^o+30^o=60^o\)

Xét hình thang ABCD , ta có :

\(\widehat{BAD}=\widehat{D}=60^o\)

\(\Rightarrow\)tứ giác ABCD là hình thang cân.

b, Tính AD.

Kéo dài AB và DC cắt nhau tại E .

Xét tam giác AED , ta có :                                                                                                                                                                            \(\widehat{BAC}=\widehat{CAD}\left(gt\right)\)

\(AC⊥CD\)(gt)

=> tam giác AED là tam giác cân .

mà góc D = 60 độ (gt)

=> tam giác AED là tam giác đều 

=>\(\hept{\begin{cases}AB=CD=\frac{1}{2}AD\left(1\right)\\CE=CD\end{cases}}\)

Xét tam giác ADE , ta có :

BC//AD( do ABCD là hình thang )

CE=CD( cmt)

=> BC là đường trung bình của tam giác ADE 

=>\(BC=\frac{1}{2}AD\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => BC=CD=AB=\(\frac{1}{2}.AD\)

Theo giả thiết , ta có :

AB+BC+CD+AD=20

=>\(\frac{1}{2}AD+\frac{1}{2}AD+\frac{1}{2}AD+AD=20\)

=>\(\frac{5}{2}AD=20\Rightarrow AD=8\left(cm\right)\)

Nên nhớ hình vẽ chỉ mang tính minh họa cho bài làm nên ko được đẹp lắm đâu các bạn thông cảm cho.

Trong bài mk làm hơi tắt có j hk hiểu nhắn tin hỏi mk .  

13 tháng 9 2016

Tia AB cắt DC tại E.

=> AC là tia phân giác của \(\widehat{DAE}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow AC\perp DE\left(gt\right)\)

=> Tam giác ADE cân.

Lại có: \(\widehat{D}=60^o\Rightarrow\Delta ADE\) là tam giác đều.

=> C là trung điểm DE (AC đồng thời la trung tuyến) 

Mà: BC//AD => BC là đường trung bình của \(\Delta ADE\)

Ta có: \(AB=DC=\frac{AD}{2},BC=\frac{AD}{2}\)

Giả thiết: \(AB+BC+CD+AD=20\)

\(\Rightarrow\frac{AD}{2}+\frac{AD}{2}+\frac{AD}{2}+AD=20\)

\(\Rightarrow\frac{5}{2}AD=20\Rightarrow AD=8\left(cm\right)\)

13 tháng 9 2016

cảm ơn