Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta rất cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác:
+ Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới; có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.
+ Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nền văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bên cạnh việc học hỏi, các dân tộc chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Bởi vì:
- Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.
.
- Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
- Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa của dân tộc.
Giúp đây ^^
1. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục.
2. Nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả nước còn thiếu ăn, nay trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế.
3. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
4. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh.
5. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Vì học tập Nhật Bản đưa học sinh ưu tú đi học các nước phương Tây, nên
Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao nhờ vào việc cử học sinh ưu tứ đi du học
1 Kinh 6 H,Mông 11Ba Na
2Thái 7 Nùng 12 sá chay
3 Mường 8 Dao 13 chăm
4khmer 9 Gia Rai 14 kơ ho
5Hoa 10 Ê Đê 15 xơ đăng
Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: ... Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APEC) (1998). Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2006).
Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h).
Bởi vì, trong quá trình giao lưu hội nhập như ngày nay việc tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác là một điều nên làm và không thể thiếu; việc học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất nước bước vào thời kì hội nhập và phát triển ngoài việc học tập trau dồi vốn tiếng Việt, chúng ta không thể không học tiếng nước ngoài, nếu không học, không biết thì không thể học hỏi, giao lưu phát triển được.
Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g)
Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; các ý kiến (g), không có lòng tự tin dân tộc, các ý kiến (c), (đ), (e) và học hỏi không có chọn lọc ý kiến (a).
Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h).
Bởi vì, trong quá trình giao lưu hội nhập như ngày nay việc tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác là một điều nên làm và không thể thiếu; việc học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất nước bước vào thời kì hội nhập và phát triển ngoài việc học tập trau dồi vốn tiếng Việt, chúng ta không thể không học tiếng nước ngoài, nếu không học, không biết thì không thể học hỏi, giao lưu phát triển được.
Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g)
Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; các ý kiến (g), không có lòng tự tin dân tộc, các ý kiến (c), (đ), (e) và học hỏi không có chọn lọc ý kiến (a).
Dù chúng ta có học hỏi các dân tộc khác, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì vẫn giữ nguyên được nét truyền thống của dân tộc.
Em rút ra được : cần phải học hỏi các dân tộc khác, tiếp thu có chọn lọc
Giới Thiệu Về Đất Nước Hàn Quốc
26/07/2014 / bình luận / 8599 lượt xemVị trí địa lý
Hàn Quốc (Korea) còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, là quốc gia theo thể chế Cộng hoà nằm ở phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với CHDCND Triều Tiên, phía Đông với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Quốc là Seoul hay còn gọi là Hán Thành.
Tên đầy đủ của Hàn Quốc theo tiếng Hàn là Đại Hàn Dân Quốc, Hàn Quốc hay Nam Hàn là cách gọi thông thường. Tổng diện tích của Hàn Quốc là 99.678km2, đứng thứ 108 trên thế giới. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía Đông vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi bồi ven biển lớn thứ hai thế giới.
Đình Hyangwonjeong trong cung điện Gyeongbokgung, Seoul, Hàn Quốc
Thành phố lớn nhất của Hàn Quốc là Seoul, dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía Tây Bắc Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía Tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền Trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía Tây Nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phú San) ở phía Đông Nam.
Hàn Quốc có khí hậu khá ôn hoà, có 4 mùa rõ rệt và mỗi mùa đều có sắc thái thời tiết riêng. Do địa hình gắn liền với lục địa Á châu nên Hàn Quốc bị ảnh hưởng khí hậu lục địa hơn là khí hậu vùng biển, nhưng lại ít khi có gió mùa Đông Siberia của vùng cực Bắc châu Á. Mùa đông tại Hàn Quốc kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 2, trời khá lạnh khô và đôi khi đổ tuyết và nhiệt độ xuống tới âm 15-20°C. Nằm ở vành đai gió mùa Đông Á, Hàn Quốc có mùa hè nóng và ẩm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ có thể lên tới 35°c. Thời gian này thường có mưa đá và vài cơn bão nhiệt đới với những trận mưa dai dẳng. Đây là thời gian tập trung một nửa lượng mưa của cả năm.
Ở Hàn Quốc, mùa xuân và mùa thu khá ngắn nhưng thời tiết lại rất dễ chịu. Hoa và các loại cây bắt đầu nảy nở trong tháng 4. Mùa xuân thường có nhiều gió và mùa thu bắt đâu từ tháng 9, trời xanh trong, là mùa thu hoạch và lễ hội.
Đặc điểm dân cư
Theo thống kê dân số năm 2007, Hàn Quốc có 48,46 triệu người, đứng thứ 24 trên thế giới, với mật độ dân số là 488 người/km2, đứng thứ 12 thế giới. Trong đó có khoảng 1,1 triệu dân di Cư từ Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Liên Xô cũ.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiêm việc làm trong các nhà máy lớn.
Ở Hàn Quốc ngôn ngữ chính thức là tiếng Triều Tiên. Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh.
Hàn Quốc, một trong những nền kinh tế lớn nhất Châu Á
Kinh tế và văn hoá
Về kinh tế: Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện dại. GDP bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs, năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và 25 năm tiếp theo sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD.
Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OEClD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Hiện nay thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia.
Về văn hoá: “Y phục truyền thống của Hàn Quốc có tên là Hanbok”, được thiết kế phù hợp với sinh hoạt của người Hàn Quốc nhưng cũng là một biểu trưng cho văn hoá Hàn Quốc
Hàn phục được tạo nên bởi các đường sọc thẳng tạo hình rất đẹp, không những thế còn che lấp được những khuyết điểm của thân hình.
Trong thời kỳ Tam vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần dài) và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày. Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn) với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành nơ otgoreum dài kín chân, mặc với chima (váy thắt eo cao), durumagi với beoseon (tất trắng) và đi giày hình thuyền. Nét đẹp của Hàn phục còn ở vẻ nhẹ nhàng bay lướt của những đường lượn với chiếc áo jeogori và baerae cho đến những chiếc tất chuyên dùng khi mặc hanbok gọi là beoseon. Những bộ quần áo này đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoài trừ chiều dài của jeogori và chima.
Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc gần như không thay đổi từ thời kỳ Tam Vương quốc cho đến cuối thời đại Joson (1392 – 1910). Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng chiếc đinh nào vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu bị thay thế bằng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây.
Hàn Quốc là một đất nước đa tôn giáo: Phật giáo chiếm 23,3%, Cơ đốc giáo chiếm 19,7%, Thiên Chúa giáo chiếm 6,6%, Nho giáo chiếm 0,5%, Viên Phật giáo (Phật giáo mới của Hàn Quốc) chiếm 0,2% và Thiên Đồ giáo 0,1%.
Điệu múa truyền thong của người Hàn Quốc
Văn hoá ẩm thực xứ Hàn rất phong phú, đa dạng. Mỗi món ăn truyền thống đều ít nhiều mang một bản sắc riêng. Trong bữa ăn của người Hàn Quốc, gạo vẫn là lương thực chính. Hàn Quốc không chỉ có các nguyên liệu đa dạng mà cách nấu ăn cũng vượt trội với nhiều loại món ăn tuỳ theo từng vùng và từng mùa. Đặc biệt, chủng loại các món ăn lên men như kim chi, tương được coi là những món ăn truyền thống lâu đời nhất của Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc với thế giới.
Lễ hội và trò chơi dân gian ở Hàn Quốc hết sức phong phú và đa dạng, được diễn ra trong suốt 12 tháng với nhiều lễ hội đặc sắc. Như Lễ hội Dano là một di sản văn hoá thế giới mới được công nhận. Đây là lễ hội đã có hơn 1000 năm, diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm tại thành phố Gangneung thuộc tỉnh Gangwon. Ngoài ra còn có một số lễ hội lớn như Lễ hội Daeborum được tiến hành vào ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau ngày Seol; Lễ hội Đèn lồng là một trong 5 lễ hội độc đáo ở Hàn Quốc- Lễ hội bùn Poryong ở vùng duyên hải phía Tây Hàn Quốc, diễn ra từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 7 hàng năm, lễ hội này thu hút tới 10 triệu lượt du khách mỗi năm; Lễ hội Khiêu vũ Mặt nạ quốc tế…
Cảnh quan du lịch
Mang đậm nét truyền thống phương Đông, gần gũi với hai nền văn hoá lớn Nhật Bản và Trung Quốc, đất nước Hàn Quốc xinh đẹp này hiện đang trở thành điểm đến của nhiều du khách quốc tế. “Hàn Quốc – vẻ đẹp toả sáng” – là lời khẳng định của giới làm du lịch ở đất nước này.
Nằm trên bán đảo Triều Tiên, có khí hậu bốn mùa rõ rệt, Hàn Quốc là một bức tranh phong cảnh hữu tình, có núi non, thung lũng, những dòng sông và biển cả… Xuyên suốt đất nước Hàn Quốc có hàng ngàn điện thờ, miếu thờ cổ, cung điện, những bức tranh phù điêu, chùa chiền, khu khảo cổ, pháo đài, làng dân gian và các bảo tàng.
Đến Hàn Quốc, cảm nhận đầu tiên đối với du khách là cảnh quan thiên nhiên, những thung lũng nằm nép mình bên những dễ núi cao, kề bên những bình nguyên xanh. Hàn Quốc còn nổi tiếng bởi “những hòn đảo thần tiên”. Với ba mặt giáp biển trải dài xuống phía Nam đã tạo cho Hàn Quốc có vô số hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Đến tham quan đảo Nami, du khách không khỏi cảm thấy mê hồn trước những khung cảnh mộng mơ trữ tình đã từng được xem trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng.
Một hòn đảo khác, đó là đảo Cheju – hòn đảo lớn nhất và là niềm tự hào của người dân xứ này. Có nhiều chuyến bay đưa du khách từ Seoul đến Cheju, ấn tượng đầu tiên là bờ biển sóng êm dài thoai thoải. Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây khí hậu cận nhiệt đới thích hợp cho những chuyến nghỉ mát quanh năm. Ban mai, ánh bình minh trên đảo Cheju tách biệt hẳn thế giới bên ngoài bởi sự tươi tắn, sáng sủa và rất đỗi yên bình. Cheju được coi là nơi nghỉ lý tưởng dành cho các cặp vợ chồng mới cưới và cũng là nơi nghỉ mát rất nổi tiếng của Hàn Quốc.
Đảo Cheju xinh đẹp
Đến Seoul, du khách không nên bỏ qua cơ hội tham quan khu nuôi trồng và chế biến nhân sâm. Người Hàn Quốc gọi đây là “thuốc tiên” có thể chữa bách bệnh. Seoul còn là thiên đường mua sắm vì hàng hoá ở đây rất phong phú và thường xuyên bán hạ giá, hàng miễn thuế, từ quần áo thể thao, hàng kim khí điện máy… đến hàng trang sức, gốm sứ… bày bán tràn lan tại các cửa hàng, siêu thị lớn ở Xinxege, Lotte, Midoha…
Đến Hàn Quốc, du khách cũng không nên bỏ qua núi Seolrak – nơi lưu giữ khung cảnh huyền bí, nằm ở tỉnh Kangwon. Tại đây còn có chùa Shilhung ở trên đường leo lên núi đá, đây là ngôi chùa lớn nhất trong núi Seolra ở đó có tượng Phật ngồi bằng đồng thiếc được cho là, lớn nhất thế giới. Nơi đây còn có những bãi tắm đẹp….
Ngoài ra, Hàn Quốc còn rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm rải rác ở các tỉnh trong cả nước, gồm cả những cung điện đền chùa, thành phố cổ kính bên cạnh những thắng cảnh hiện đại nguy nga, hoành tráng.
những di sản văn hóa như Vịnh hạ long, thánh địa mỹ sơn, phố cổ hội an, phong nha kẻ bàng,...; những kinh nghiệm đánh giặc,chống giặc ngoại xâm;...