K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

D

5 tháng 4 2022

Lẹ vậy cô :)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần. Lúc này, tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. 

4 tháng 3 2023

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

29 tháng 8 2023

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu → Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

30 tháng 3 2022

theo em là cả hai vì TK đã dùng từ "cậy" mà ko dùng từ "nhờ" để xin sự giúp đỡ của em gái bởi vì ngoài nghĩa thông thường nhờ vả thì từ "cậy" bao gồm cả sự hi vọng và tin tưởng coi TV là nơi nương tựa gửi gắm duy nhất.Cùng với đó TK đã dùng từ "chịu lời " thay cho "nhận lời" vì "nhận" là tự nguyện ,còn "chịu" thể hiện ý bắt buộc,nài ép khiến cho người đc nhờ ko thể từ chối như vậy 2 từ "cậy" và"chịu" đã đc Nguyễn Du đã sử dung chính xác thể hiện đầy đủ niềm hi vọng mong muốn của TK ở TV

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
7 tháng 5 2023

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhanh sau tay áo.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.

4 tháng 5 2016

tiếng khóc của nàng tựa như tiếng than lòng cho cuộc đời bạc mệnh, bi thương của bản thân. Nàng còn khóc cho Kim Trọng vì  không thể cùng chàng giữ trọn lời hẹn thề trăm năm gắn bó. kiều tự nhận lỗi về mình về mình vì nàng cho rằng bản  thân đã phụ tấm chân tình của Kim. Kiều đã gáng gượng đến phút giây cuối cùng thốt nên tiếng nấc nghẹn nghào áy, qua  đó ta thấy được ở Kiều một trái tim nhân hậu, vi tha, biết hi sinh bản thân mình vì người khác.

( Hy vọng câu trả lời đúng như mong muốn của bạn :) :) )

 

30 tháng 4 2016

 Em mới học lp6 thôi ak, e ko bt chị ạ, thành thật xl chị. gianroi