K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2020

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

22 tháng 12 2020

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.

23 tháng 3 2017

 Giải thích : Khí hậu xích đạo có nền nhiệt độ cao, tương đối điều hòa, ổn định và có lượng mưa trung bình năm lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của thực vật. Khu vực có khí hậu xích đạo có thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm và có rừng xích đạo ẩm nhiều tầng phong phú, đa dạng,…

Đáp án: B

4 tháng 9 2016

* Các nhân tố tự nhiên:

  • Tài nguyên đất
  • Tài nguyên khí hậu
  • Tài nguyên nước
  • Tài nguyên sinh vật

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

  • Dân cư và lao động nông thôn
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật
  • Chính sách phát triển nông nghiệp
  • Thị trường trong và ngoài nước

b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:

* Điều kiện tự nhiên 

- Thuận lợi:

  • Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớn
  • Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao

→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...

* Kinh tế - xã hội: 

- Thuận lợi:

  • Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
  • Có một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...
  • Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

- Khó khăn:

  • Thiếu lực lượng lao động
  • Cơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...
1/Những yếu tố khí hậu nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất ? A/Nhiệt độ và gió B/Độ ẩm và gió C/Gió và mưa D/Độ ẩm và nhiệt độ 2/ Nhân tố nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật ? A/ Thức ăn B/ Khí hậu C/ Địa hình D/ Con người 3/Ở miền nhiệt đới sông được cung cấp nguồn nước chủ yếu từ A/ Nước mưa và băng tuyết tan...
Đọc tiếp

1/Những yếu tố khí hậu nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất ?

A/Nhiệt độ và gió

B/Độ ẩm và gió

C/Gió và mưa

D/Độ ẩm và nhiệt độ

2/ Nhân tố nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật ?

A/ Thức ăn

B/ Khí hậu

C/ Địa hình

D/ Con người

3/Ở miền nhiệt đới sông được cung cấp nguồn nước chủ yếu từ

A/ Nước mưa và băng tuyết tan

B/Băng tuyết tan và nước ngầm

C/Nước mưa

D/Nước mưa và nước ngầm

4/Độ cao và hướng sườn quyết định đến

A/ Quá trình quang hợp của cây xanh

B/Sự phân bố sinh vật

C/Sự phân bố thực vật ở vùng núi

D/Sự phát triển của sinh vật

5/Ý nào sau đây là tác động tích cưc của con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật

A/Làm thay đổi phạm vi của nhiều loài động , thực vật

B/Làm tuyệt chủng nhiều loại động thực vật hoang dã

C/Con người đã gây nên sự thu hẹp diện tích rừng

D/Làm mất nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật

6/Mật độ dân số là

A/Số dân lao động trên một đơn vị diện tích

B/Số dân cư trú sinh sống trên một đơn vị diện tích

C/Số dân thay đổi trên một đơn vị diện tích

D/Số dân tăng trên một đơn vị diện tích

7/ Nơi thường có dòng biển đổi chiều theo mùa là

A/Vùng có gió tây ôn đới

B/Vùng có gió địa phương

C/Vùng có gió mùa

D/Vùng có gió mậu dịh

7/Cơ cấu ngành kinh thế phản ánh

A/Trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

B/ Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

C/Phân bố sản xuất giữa các vùng và chế độ sở hữu kinh tế

D/Sự phát triển của khoa học công nghệ và chế độ sở hữu kinh tế

8/Đặc điểm chế độ nưc sông ở Việt Nam là

A/ Chế độ nước quanh năm

B/Chỉ có một mùa lũ

C/Có 2 mùa : mùa lũ và mùa cạn

D/Chỉ có một mùa cạn

9/Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có su hướng giảm là

A/Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật

B/Điều kiện sống mức sống và thu nhập được cải thiện

C/Sự phát triển kinh tế

D/Hòa bình trên thế giới được đảm bảo

0
7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

Khí hậu và nguồn nước

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.

- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.

Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.

Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.

+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.

Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.

- Nước và độ ẩm không khí:

+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.

Đất

- Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.

- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

- Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

Địa hình

Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.

Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.

Sinh vật

Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.

=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

Con người

- Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.

- Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.