K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2023

3. Nghĩa:

- Viết lên một cách đẹp đẽ, thành thục.

4. BPTT so sánh: "....như..."

Tác dụng:

- Giúp hành động của ông đồ già trở được miêu tả rõ ràng, chi tiết.

- Câu thơ thêm phần hấp dẫn, mang tính gợi cảm.

5.

Ý nghĩa: thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

1 tháng 3 2023

Thơ là tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ của một người nghệ sĩ thực thụ. Nó thể hiện nên những nỗi lòng, cảm xúc của nhà thơ đến độ rõ ràng sâu sắc nhất.  Và "Ông đồ" của VĐL là một trong những bài thơ nhơ như vậy.

Không bao giờ, ta có thể quên khổ thơ đầu bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

2 câu thơ đầu tiên đã thể hiện một vòng lặp rằng năm nào xuân đên cũng thấy ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để mà chuẩn bị thảo chữ qua từ "lặp". Đồng thời ta lại thấy sự dùng từ tài tình của nhà thơ, khi ông không viết "mỗi năm xuân về đến" mà là "mỗi năm hoa đào nở". Cho người đọc thấy luôn được thời gian và cảnh cảnh vật, giá trị gợi hình gợi cảm được nâng lên. Ông đồ vẫn luôn làm công việc của mình như thế, một công việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Dù với tuổi già của mình, đáng ra ông có thể vui chơi, hưởng thụ nhưng người lại yêu truyền thống dân tộc của mình đến độ luôn làm người thuê viết. Từ đó, ta thấy được một hình ảnh mở đầu cho nội dung mà tác giả viết tiếp ở khổ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Lúc này đây, ông buôn may bán đắt được rất nhiều người thuê. Từ "bao nhiêu" thể hiện cho ta thấy sự đông đúc của những người thuê viết, từ đó gợi ra được hoạt cảnh diễn ra xung quanh ông đồ. Rồi người ta tấm tắc, người ta khen tài ông viết chữ quá dẹp đến độ "hoa tay thảo những nét", ông thảo lên những nét mực của mình và "như phượng múa rộng bay". Biện pháp tu từ so sánh lại càng miêu tả rõ cái đẹp của con chữ mà ông đồ viết ra. Đến đây, ta thấy rõ hơn một hình ảnh ông đồ thời huy hoàng mới đẹp đẽ, người người mới vui vẻ làm sao. Phải chăng hình ảnh ông đồ chính là sự ẩn dụ đến việc mọi người yêu mến truyền thống dân tộc ta vô cùng?. Có lẽ là vậy.

Khép lại, hình ảnh ông đồ thời huy hoàng của mình vừa thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc ta vừa miêu tả rõ công việc, nét chữ đẹp của ông đồ.

20 tháng 11 2016
1. Hiện nay rất nhiều học sinh lơ là việc học,bỏ bê bài vở,ham mê thú vui.Một số bạn chỉ vì không học bài nên bài kiểm tra có 2 điểm trong khi các lần khác các bạn được những tám điểm,chím điểm.Chao ôi!Các bạn chỉ vì ham mê thú vui trước mắt mà lười học để lại hậu quả khó mà lường trước được.Chính vì thế các bạn học sinh hãy chăm chỉ học tập nhé để tránh tình trạng kết quả học hành giảm sút,kiến thức mất đi.Hơn thế nữa các bậc phụ huynh sẽ nói rằng:"Trời ơi!Con lười học quá!" hay người ngoài nhìn vào mà đánh giá :"Ô hay!Trẻ con thời nay lười học quá!"  
20 tháng 11 2016
Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ Ðại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Cứ nhìn tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng.  
17 tháng 3 2021

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

17 tháng 3 2021

ý kiến nào em?