K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau:

"... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách:

- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...."

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)

1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

2. Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

3. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trách trên?

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lắp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó.

1
19 tháng 7 2017

Câu 1: - Ba nhân vật đó là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên

- Hoàn cảnh gặp nhau: Thuật lại tình huống gặp gỡ bất ngờ của họ.

Câu 2: - Ngôi thứ ba

- Khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, lời kể linh hoạt hơn.

Câu 3: Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Câu 4: Gợi ý:

Đoạn văn viết bám vào cốt truyện, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong đoạn trích:

+ Yêu công việc, gắn bó với công việc, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao

+ Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc

+ Tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, thường xuyên đọc sách để mở mang kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần.

+ Cởi mở, chân thành, sống giàu tình cảm, khiêm tốn và thành thực

5 tháng 12 2019

Ông họa sĩ thỏa thận rằng chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại ông sẽ kể cho anh thanh niên. 

Anh thanh niên bật cười khanh khách khẳng định các từ ấy là của bác lái xe. Anh bảo một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi mét kia mới là một mình chứ không phải anh. Làm khí tượng phải ở độ cao như thế mới là lí tưởng.

5 tháng 12 2019

Anh tâm sự rằng hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao, anh cũng nghĩ tại sao ngôi sao ấy lẻ loi một mình. Nhưng bây giờ anh không nghĩ như vậy nữa vì khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, không thể coi là một mình được.

Anh thanh niên bảo bác lái xe rằng bác cũng chẳng thèm người là gì.

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:–   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí...
Đọc tiếp

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

–   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Từ đoạn trích, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống (10-15 câu).

0
" Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: -Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này chúa không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu liền với việc của bao anh...
Đọc tiếp

" Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: -Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này chúa không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất..." Câu hỏi : Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên là gì mà lại " gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia " ? Tìm 1 chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn bó giữa công việc của anh với công việc của mọi người .

1
9 tháng 12 2021

anh thanh niên làm công việc kiêm vật lí địa cầu

từ : và ,khi ta làm việc ......đến dưới kia

" Anh hạ giọng , nửa tâm sự , nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :- Hồi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,...
Đọc tiếp

" Anh hạ giọng , nửa tâm sự , nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :
- Hồi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, đâu mình vì ai mà làm việc?.."

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn
2.tìm từ đông nghĩa với từ "đôi".Việc sử dụng từ "đôi" trong đoạn trích có ý nghĩa gì 
3.chỉ rõ phép liên kết câu trong đoạn trích trên
4.em hiểu như thế nào về suy ngĩ  của anh thanh niên :" mình sinh ra là gì ,mình đẻ ở đâu , mình vì ai mà làm việc?"
5.qua đoạn trích trên , em cảm nhận được nét đẹp nào của người thanh niên ?

0
Cho đoạn văn:... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…

(Theo Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác? Lời tâm sự trong đoạn văn là lời của nhân vật nào ?

Câu 2. Tìm trong đoạn văn các chi tiết thể hiện biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng.

Câu 3: Xác định ít nhất một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó?

Câu 4. Qua đoạn văn, em hãy chỉ ra những thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật và lý giải tại sao lại có sự thay đổi đó ?

 

0
14 tháng 1 2021

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ "Mình"

+ Ẩn dụ: "Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?", "Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi"

Anh thanh niên bật cười khanh khách:- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy...
Đọc tiếp

Anh thanh niên bật cười khanh khách:

- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

câu 1: chỉ ra một phép liên kết câu về mặt hình thức được sử dụng trong các câu in đậm (gọi tên phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thể hiện của phép liên kết đó)

câu 2: đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay?

1
5 tháng 5 2023

Câu 1: Phép liên kết được sử dụng trong các câu in đậm là phép lặp

Câu 2: Đoạn trích trên cho thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay là rất quan trọng.Như anh thanh niên trong đoạn trích đã nhấn mạnh, công việc của mỗi người gắn liền với việc của bao người khác, và chỉ khi mỗi người đóng góp hết mình thì đất nước mới phát triển được.Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm, tinh thần tự giác và sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.