Cho đoạn trích:

“Trong một “thế giới mạng”, ở đó h...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

1. Nhân dân ta có truyền thống tốt đẹ: đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm "nhiễu điều phủ lấy giá gương".

Những truyền thống tốt đẹp khác của đất nước: yêu nước, chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

2. Thành ngữ: "trâu buộc ghét trâu ăn"

Giải nghĩa: Sự ganh ghét khi thấy người khác hơn mình.

Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trong phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa....
Đọc tiếp

Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trong phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.

a, xác định  và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản

b,Tìm 1 trường từ vựng  trong văn bản và tìm các từ thuộc trường từ vựng đó

1
22 tháng 12 2022

a. Xác định: "Thế giới mạng", "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "trâu buộc ghét trâu ăn".

Tác dụng: Dẫn một từ ngữ, một câu tục ngữ, ca dao.

b. Trường từ vựng: người.

Các từ: hàng triệu người, nhân dân ta, mình, ngoại bang.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: (1)Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. (2)Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. (3)Bản sắc này...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

(1)Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. (2)Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. (3)Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. (4)Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.

(Trích văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” - Vũ Khoan)

0
Cho đoạn trích: “Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong hoàn cảnh đất nước lâm...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

“Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến“.

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản này được sáng tác vào thời điểm nào?

2. Bài viết đề cập đến vấn đề cơ bản nào? Ý nghĩa của vấn đề đó.

3. Từ truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta hiện nay?(trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi)

4. Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Kể tên hai văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng được viết theo phương thức biểu đạt như văn bản này(ghi rõ tên tác giả).

1
14 tháng 2 2020

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của tác giả Vũ Khoan.

Bài viết ra đời trong thời điểm năm 2001, năm đầu tiên của thế kỉ mới – thế kỉ XXI. Đó là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. -> Thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập với Thế giới của nước ta.

2. Bài viết đề cập đến vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Ý nghĩa: Bài viết là lời nhắc nhở thiết thực, đúng đắn cho thế hệ trẻ Việt Nam: cần thấy được nhứng điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn luyện cho những đức tính, thói quen tốt để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước trở thành một quốc gia hiện đại hóa công nghiệp hóa.

3. Đảm bảo các ý:

- Hình thức: đoạn văn 2/3 trang giấy thi.

- Nội dung:

+ Đoàn kết, yêu thương, nghĩa tình là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Biểu hiện trong đời sống hiện nay: sức mạnh đoàn kết trong những hoàn cảnh khó khăn.

4. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Hai văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được viết theo phương thức biểu đạt nghị luận là:

+ Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm.

+ Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi.

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp


Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết  hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành 
    cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hoặc: Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

0
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0