Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết
a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.
b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:
- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật
- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.
Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt
Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết
a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.
b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:
- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật
- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.
Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt
a, Dấu chấm giữa câu thơ thứ nhất và từ "nhưng" có hiệu quả:Nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam ta,1 đất nước với tìn yêu thương vô hạn và những cảnh đẹp hùng vĩ chứa bao kỉ niệm của một người khi xa quê.
b,Không thể dùng 1 từ ở cả 3 vị trí vì:
+, Từ "nước" :Chỉ sắc thái tình cảm giản dị bình thường
+,Từ "quê hương" :Gần gũi thân mật
+,Từ "xứ xở" :Đối với mảnh đất mình đã cách xa
a. Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. 3 từ đồng nghĩa: đất nước, xứ sở, quê hương.
c. 3 từ ghép đẳng lập: làng xóm, bỡ bãi, đau thương.
d. quan hệ từ: nhưng, chẳng, càng
đại từ: tôi, Bác
e. Nội dung đoạn thơ: hình ảnh và tâm trạng Bác Hồ trong ngày đầu tiên ra đi tìm đường cứu nước
-> Sự trân trọng, kính yêu của tác giả dành cho Người.
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.
^-^Học tốt nha ^-^
Soi chiếu lịch sử từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi các phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đều đi vào khủng hoảng:
Bao nẻo người đi bước trước sau
Một câu hỏi lớn biết về đâu?
Năm châu thăm thẳm trời im tiếng
Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu.
Qua đó, mới thấy khát vọng cháy bỏng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Mở đầu bài thơ, Chế Lan Viên viết:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Dòng thơ có 10 từ, như khép mở hai chặng đời. Hai vế câu tưởng như trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ nhân quả, rất lô-gíc : vì yêu nước, không cam tâm nhìn nhân dân nô lệ nên phải ra đi tìm lại dáng hình đất nước - một đất nước độc lập-tự do.
Khởi đầu của cuộc hành trình, người thanh niên ấy canh cánh bao nỗi niềm. Con tàu như mang chở cả tình yêu Tổ quốc:
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.
Những bãi bờ, làng xóm, những hàng tre quen thuộc của đất nước càng lúc càng mờ khuất dần, lẫn vào chân trời, thì cũng là lúc dậy lên đau đáu trong tâm can về tình yêu xứ sở. Trong cái đêm đầu tiên xa nước ấy, tình yêu và nỗi nhớ nước càng sâu sắc, thấm thía :
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Nói “ai nỡ ngủ” là nói đến sự can thiệp của ý thức đối với tiềm thức, Người không đành lòng ngủ, song thực ra, đây chính là nỗi thao thức tự nhiên, biểu hiện của tấm lòng lo nước thương dân ở Người. Cho đến mãi những năm tháng sau này, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc hay trong những đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc kháng chiến, Người cũng đã có biết bao đêm “không ngủ được” như thế.
Chế Lan Viên như hóa thân vào tận ngõ ngách tâm hồn nhân vật trữ tình để thể hiện rất xúc động quá trình diễn biến tâm lý của người ra đi:
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
Trong ngỡ ngàng trước những bến bờ xa lạ, Người càng thấy yêu hơn, hiểu nhiều hơn về nỗi đau thương của dân tộc, đất nước mình. Nếu như không có sự tồn tại của hình ảnh đất nước đau thương, có lẽ sẽ không có động lực để Người đi tìm dáng hình tương lai cho Tổ quốc Việt Nam mới – Hình của Đảng lồng trong hình của Nước, để đem lại “cơm áo”, “hạnh phúc” cho dân tộc muôn đời.
Hình ảnh người thanh niên yêu nước xuất hiện ở hai khổ thơ đầu không kỳ vĩ, hoành tráng như đấng trượng phu chí lớn “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) hoặc cuồn cuộn hào khí như người sĩ phu yêu nước “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” (Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu). Trong hai khổ thơ này, hình ảnh người thanh niên hai mươi tuổi, vượt trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước hiện ra thật khiêm nhường và giản dị nhưng lại trở thành hình mẫu cao cả, đối lập với những cuộc đời quẩn quanh, nhỏ bé trong ao tù nô lệ:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Hành trình của người thanh niên yêu nước mở ra với mục tiêu chính trị cụ thể, không mơ hồ, huyễn hoặc hay ảo tưởng. Cái mà Người đi tìm không phải là những chân trời nghệ thuật, hay “một đấng vô hình sương khói xa xôi” mà là một chân lý cụ thể cho dân, cho nước :
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người.
Những câu thơ giàu chất suy tưởng gợi lên một nhân cách với tầm tư tưởng lớn của thời đại. Nhà thơ như dẫn dắt chúng ta đi theo hành trình cứu nước gian khổ của người thanh niên yêu nước. Trong những câu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác trong những năm tháng bôn ba ở xứ người, Chế Lan Viên chọn lựa các chi tiết tiêu biểu, cô đúc lại bằng lối so sánh giàu giá trị biểu cảm và đầy sức gợi :
Có nhớ chăng hỡi giá rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
Đọc lại những câu thơ này, chúng ta thật sự xúc động và càng thấy kính yêu Bác biết bao ! Con đường cứu nước của Bác thấm đẫm những giọt mồ hôi từ bao công việc khó nhọc của một người giàu nhiệt huyết, hừng hực ý chí đấu tranh. Theo dòng sự kiện, Chế Lan Viên khái quát cuộc đời hoạt động của Người bằng ngôn ngữ thơ vừa mượt mà, trữ tình vừa sắc sảo, trí tuệ với một phong cách tài hoa.
Lịch sử thế giới đã trải qua những giờ phút rung chuyển của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, năm 1917. Hành trình cứu nước của Bác được soi rọi bởi “Mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông”. Và, cũng chính ánh sáng mặt trời ấy đã dẫn đường cho Người đến với Chủ nghĩa Lê-nin. Dường như dáng hình đất nước đã dần dần xuất hiện khi Người đọc được Luận cương của Lê-nin:
Luận cương đến với Bác Hồ. Và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Cái độc đáo trong những câu thơ trên là ở chỗ từ những sự kiện chính trị trọng đại, Chế Lan Viên đã thổi vào đó cảm xúc, suy nghĩ, làm sống dậy cái phút giây lịch sử trong hành trình cứu nước một cách thật xúc động.
Giọt lệ của lòng yêu nước sao quá đỗi thiêng liêng! Dẫu ai đã đọc qua áng văn nghị luận ở dạng hồi ký của tác giả Hồ Chí Minh - Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin - cũng không thể hình dung về sự vận dụng tài hoa, sáng tạo mà có sức lay động lòng người đến thế của Chế Lan Viên! Suốt hành trình cứu nước, đây là giọt nước mắt hạnh phúc vô biên đầu tiên, xua tan bao nỗi lo dân nước, kể từ khi Người xa rời Tổ quốc yêu thương:
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
Có người cho rằng, phát hiện của Bác giống như phát hiện của nhà khoa học khi tìm ra chân lý. Cũng cần nói thêm rằng, Bác Hồ của chúng ta đã tìm thấy một chân lý lịch sử: Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Người tin rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể giúp các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam, thực hiện thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Người thanh niên yêu nước đã vượt qua bao chông gai hiểm trở để đi tìm và đã tìm thấy con đường đúng đắn, đem lại tự do độc lập cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Bằng những khổ thơ đầy cảm hứng lãng mạn cách mạng, nhà thơ Chế Lan Viên đã vẽ ra viễn cảnh tương lai tươi đẹp của đất nước. Sự gắn kết điểm nhìn của tác giả với điểm nhìn của nhân vật trữ tình yêu nước là ở niềm tin yêu, lạc quan về những thay đổi tốt đẹp của ngày mai:
Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Hình ảnh con người Việt Nam, đất nước Việt Nam bước lên đài vinh quang với vẻ đẹp rực rỡ lạ kỳ:
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che
Bài thơ là lòng biết ơn sâu sắc về công lao vĩ đại của Người khai sáng ra nước Việt Nam mới.
Từ những sự kiện lịch sử, nhà thơ đã sáng tạo nên một hình tượng nghệ thuật độc đáo: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC. Có thể khẳng định, đây là một trong những bài thơ xuất sắc của Chế Lan Viên viết về Bác Hồ. Trên con đường đến với cách mạng và nhân dân, “từ chân trời của một người đến với chân trời của tất cả” (P. Eluard), từ “ngọn gió siêu hình thổi nghìn nến tắt“ đến “bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh”, thơ Chế Lan Viên mang tầm cao mới, thể hiện tiếng nói của dân tộc và thời đại.
" Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương "
Hai khổ thơ trên được trích từ bài thơ " Người đi tìm hình của nước " của tác giả Chế Lam Viên.
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
Dòng thơ có 10 từ, như khép mở hai chặng đời. Hai vế câu tưởng như trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ nhân quả, rất lô-gíc : vì yêu nước, không cam tâm nhìn nhân dân nô lệ nên phải ra đi tìm lại dáng hình đất nước - một đất nước độc lập-tự do. Khởi đầu của cuộc hành trình, người thanh niên ấy canh cánh bao nỗi niềm. Con tàu như mang chở cả tình yêu Tổ quốc:
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuấtBốn phía nhìn không bóng một hàng tre. Những bãi bờ, làng xóm, những hàng tre quen thuộc của đất nước càng lúc càng mờ khuất dần, lẫn vào chân trời, thì cũng là lúc dậy lên đau đáu trong tâm can về tình yêu xứ sở. Trong cái đêm đầu tiên xa nước ấy, tình yêu và nỗi nhớ nước càng sâu sắc, thấm thía : Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Nói “ai nỡ ngủ” là nói đến sự can thiệp của ý thức đối với tiềm thức, Người không đành lòng ngủ, song thực ra, đây chính là nỗi thao thức tự nhiên, biểu hiện của tấm lòng lo nước thương dân ở Người. Cho đến mãi những năm tháng sau này, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc hay trong những đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc kháng chiến, Người cũng đã có biết bao đêm “không ngủ được” như thế.Chế Lan Viên như hóa thân vào tận ngõ ngách tâm hồn nhân vật trữ tình để thể hiện rất xúc động quá trình diễn biến tâm lý của người ra đi:
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.
a. Bài thơ kể về hoàn cảnh của Bác khi phải rời xa quê hương bước lên tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng năm 1911. Khi đó Bác có tên là Anh Ba.
b. 3 từ đồng nghĩa: "Đất nước", "quê hương", "xứ sở". Không thể dùng một trong 3 từ đó được vì mặc dù nghĩa là như nhau nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau.
Cụ thể như:
Nước: Là sắc thái bình thường, giản dị.
Quê hương: là sự thân thiết, tình cảm, gần gũi.
Xứ sở: là tình cảm dành cho nơi mình đã rời xa
c. Đoạn thơ trên bộc lộ tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho Bác. Đó là sự kính trọng, yêu thương vô tận dành cho Bác. Đồng thởi tác giả cũng làm nổi bật tâm trạng buồn chán khi phải xa lìa que hương, xa rời những thứ quen thuộc để ra đi tìm đường cứu nước làm nổi bật tình yêu quê hương của Bác.
(Bạn triển khai tiếp nhé ! Mình làm khái quát thôi)
Không có gì đâu bạn !!