Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài này hơi khó nên không chắc nhé bạn ==*
Tứ giác ADHE có 3 góc vuông nên nó là hình chữ nhật
Suy ra: AH = DE ( tính chất hình chữ nhật )
Tam giác ABC vuông tại A và có AH là đường cao
Theo hệ thức giữa đường cao và hình chiếu ta có:
AH2 = HB . HC = 4 . 9 = 36 => AH = 6 ( cm )
Vậy DE = 6 ( cm )
b. *Gọi G là giao điểm của AH và DE
Ta có: GA = GD = GH = GE (tính chất hình chữ nhật)
Suy ra tam giác GHD cân tại G
Ta có : \(\widehat{GDH}=\widehat{GHD}\left(1\right)\)
\(\widehat{GDH}+\widehat{MDH}=90^o\left(2\right)\)
\(\widehat{GHD}+\widehat{MHD}=90^o\left(3\right)\)
Từ (1) (2) và (3) , suy ra : \(\widehat{MDH}=\widehat{MHD}\left(4\right)\)
\(\Rightarrow\Delta MDH\)cân tại M \(\Rightarrow MD=MH\left(5\right)\)
Ta lại có : \(\widehat{MDH}+\widehat{MDB}=90^o\left(6\right)\)
\(\widehat{MBD}+\widehat{MHD}=90^o(\Delta BHD\)vuông tại D ) ( 7 )
Từ (4) (6) và (7) , suy ra : \(\widehat{MDB}=\widehat{MBD}\)
\(\Rightarrow\Delta MDH\)cân tại M \(\Rightarrow MB=MD\left(8\right)\)
Từ (5) và (8) , suy ra : \(MB=MH\)hay M là trung điểm của BH
*\(\Delta GHE\)cân tại G
Ta có : \(\widehat{GHE}=\widehat{GEH}\left(9\right)\)
\(\widehat{GHE}+\widehat{NHE}=90^o\left(10\right)\)
\(\widehat{GEH}+\widehat{NEH}=90^o\left(11\right)\)
Từ (9) (10) và (11) , suy ra : \(\widehat{NHE}=\widehat{NEH}\left(12\right)\)
\(\Rightarrow\Delta NEH\)cân tại N => NE = NH ( 13 )
Lại có : \(\widehat{NEC}+\widehat{NEH}=90^o\left(14\right)\)
\(\widehat{NHE}+\widehat{NCE}=90^o(\Delta CEH\)vuông tại E ) ( 15 )
Từ (12) (14) và (15) , suy ra : \(\widehat{NDC}=\widehat{NCE}\)
Suy ra tam giác NCE cân tại N ⇒ NC = NE (16)
Từ (13) và (16) suy ra: NC = NH hay N là trung điểm của CH.
c. Tam giác BDH vuông tại D có DM là đường trung tuyến nên :
\(DM=\frac{1}{2}BH=\frac{1}{2}.4=2\left(cm\right)\)
\(\Delta CEH\)vuông tại E có EN là đường trung tuyến nên :
\(EN=\frac{1}{2}CH=\frac{1}{2}.9=4,5\left(cm\right)\)
Mà \(MD\perp DE\)và \(NE\perp DE\)nên MD // NE
Suy ra tứ giác DENM là hình thang
Vậy : \(S_{DENM}=\frac{DM+NE}{2}.DE=\frac{2+4,5}{2}.6=19,5\left(cm^2\right)\)
Ta có : dt (ABC) = 2 x dt (AMD) (vì AB = 2 x AM và AD = BC) ; dt (DCM) = dt (ABC) (vì AB = DC và c.cao cùng bằng BC)
Suy ra dt (DCM) = 2 x dt (AMD). Gọi CH và AE lần lượt là chiều cao của tam giác DCM và DAM xuống đáy DM, khi đó CH = 2 x AE. Nhưng CH và AE lần lượt là chiều cao của tam giác ICM và IAM có chung cạnh đáy IM. Vậy dt (ICM) = 2 x dt (IAM). Mà tam giác IAM và ICM chung chiều cao từ M, do đó IC = 2 x AI, suy ra AC = 3 x AI hay AI = 1/3 AC.
Làm tương tự với các cặp tam giác ABN và CBN ; KCN và KAN ta có KC = 1/3 AC. Vậy AI = KC = 1/3 AC, suy ra IK = 1/3 AC.
Do đó AI = IK = KC.
a) Vì AB = 3 x AM, AC = 3 x AN, nên MB = 2/3 x AB, NC = 2/3 x AC.
Từ đó suy ra : dt (MBC) = 2/3 x dt (ABC) (chung chiều cao từ C
dt (NCB) = 2/3 x dt (ABC) (chung chiều cao từ B)
Vậy dt (MBC) = dt (NCB) mà tam giác MBC và tam giác NCB có chung đáy BC, nên chiều cao từ M bằng chiều cao từ N xuống đáy BC hay MN song song với BC. Do đó BMNC là hình thang.
Từ MB = 2/3 x AB, nên dt (MBN) = 2/3 x dt (ABN) (chung chiều cao từ N) hay dt (ABN) = 2/3 x dt (MBN).
Hơn nữa từ AC = 3 x AN, nên NC = 2 x AN, do đó dt (NBC) = 2 x dt (ABN) (chung chiều cao từ B) ; suy ra dt (NBC) = 3/2 x 2 x dt (MBN) = 3 x dt (MBN).
Mà tam giác NBC và tam giác MBN có chiều cao bằng nhau (cùng là chiều cao của hình thang BMNC). Vì vậy đáy BC = 3 x MN.
b) Gọi BN cắt CM tại O. Ta sẽ chứng tỏ AI cũng cắt BN tại O. Muốn vậy, nối AO kéo dài cắt BC tại K, ta sẽ chứng tỏ K là điểm chính giữa của BC (hay K trùng với I).
Theo phần a) ta đã có dt (NBC) = 2 x dt (ABN). Mà tam giác NBC và tam giác ABN có chung đáy BN, nên chiều cao từ C gấp 2 lần chiều cao từ A xuống đáy BN. Nhưng đó là chiều cao tương ứng của hai tam giác BCO và BAO có chung đáy BO, vì vậy dt (BCO) = 2 x dt (BAO)
Tương tự ta cũng có dt (BCO) = 2 x dt (CAO).
Do đó dt (BAO) = dt (CAO). Hai tam giác BAO và CAO có chung đáy AO, nên chiều cao từ B bằng chiều cao từ C xuống đáy AO. Đó cũng là chiều cao tương ứng của hai tam giác BOK và COK có chung đáy OK, vì vậy dt (BOK) = dt (COK). Mà hai tam giác BOK và tam giác COK lại chung chiều cao từ O, nên hai đáy BK = CK hay K là điểm chính giữa của cạnh BC. Vậy điểm K trùng với điểm I hay BN, CM, AI cùng cắt nhau tại điểm O.
bn cứ vẽ hình là hiểu ngay
đầu tiên vẽ 1 đoạn thẳng chia đôi thành 2 ,lấy 2 đoạn đó mỗi đoạn đều chia dôi tiếp thì ra 4 đoạn
IK là:
10:4x3=7,5(cm)
mk ko chắc đâu,xin lỗi bn nha!!!
nếu tất cả phần bằng nhau thì đương nhiên IK sẽ =10