K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2018

nhưng tố liên hoan xã là chủ ngữ .Từ nghe cái tị đến hời thơ ấu là vị ngữ

5 tháng 4 2018

nhưng tố liên hoan xã là trạng ngữ . Còn lại là vị ngữ

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

a,Xác định từ loại của các từ : thời gian,trôi nhanh,nhanh,tôi,trưởng thành,thanh niên,xe máy,phóng,vù vù,qua,phố phường,thì,tôi,nhớ,kỉ niệm,thời,ấu thơ,tôi,nhớ,về,bà,sự thương yêu,của,bà,và,lòng,tôi,ngậm ngùi,thương nhớ.

- Từ ghép : thời gian ; trôi nhanh ; trưởng thành ; thanh niên ; xe máy ; phố phường ; kỉ niệm ; ấu thơ ; thương nhớ

- Từ láy : vù vù ; ngậm ngùi ;

- Từ đơn : nhanh ; qua ; tôi ; thì ; nhớ ; thời ; về ; bà ; của ; và ; lòng ;

b,Tìm từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi : bùi ngùi ; chua xót ...

c,Câu 2,3 là câu ghép

d,Tìm cặp QHT thích hợp đẻ viết lại câu 2 thành câu ghép chính phụ

Mặc dù tôi đã trưởng thành,đã là một thanh niên,đã có công ăn việc làm,đã có xe máy,đã phóng vù vù qua khắp phố phường thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ, nhưng tôi cứ nhớ mãi về bà,về sự thương nhớ...

 
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :                                                                                          Tình quê hương         Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

                                                                                          Tình quê hương

         Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

        Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

a) Tìm và gạch dưới các câu ghép trong bài văn.

b) Tìm và ghi lại các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

c) Tìm từ thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

0
11 tháng 6 2021

Ý đề bài câu a là các từ " nguồn gốc " , " con cháu " thuộc kiểu từ ghép đẳng lập hay chính phụ

Chứ ai cũng biết đó là từ ghép rồi

11 tháng 6 2021

     

a các từ ghép đẳng lập

b xuất xứ, cội nguồn, gốc rễ

hok tốt ~

 Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới:                                                                                       TRÁI TIM NGƯỜI MẸ             Một cây Bạch Dương  xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình – ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương mẹ xòe cành , xòe lá che mưa , che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng,...
Đọc tiếp

 

Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới: 

                                                                                      TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

             Một cây Bạch Dương  xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình – ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương mẹ xòe cành , xòe lá che mưa , che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.

            Một hôm, cơn mưa giông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương  Mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “ Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ chưa nói hết câu thì mọt tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy xém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “ Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ…”. Nói đến đây, thân cây mẹ gục đổ xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.

             Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh và xanh tốt. Bên cạnh đó một thân cây nằm trên mặt đât, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến kì lạ! Sau đó bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ.

Câu hỏi:

1. Từ trái tim trong mang nghĩa gì? Nó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

2. Tìm một từ đồng nghĩa với từ bất diệt đặt câu với từ đó.

Giúp mình với, mai cô kiểm tra rồi.

1
27 tháng 12 2018

1 trái tim ở đây chính là tình yêu thương của người mẹ dành cho người con nó là nghĩa chyển

2 đồng nghĩa là từ bất  tử .  đặt câu ; đó là vị thần bất tử .

30 tháng 12 2018

CÁC TỪ ĐƯỢC GẠCH DƯỚI TRONG ĐOẠN VĂN THUỘC LOẠI TỪ LÀ : ĐẠI TỪ  

MÌNH LÀM ĐẠI NHA !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

30 tháng 12 2018

Thời gian trôi đi nhanh : động từ

​Tôi : đại từ

trưởng thành : tính từ

thanh niên : danh từ

xe máy : danh từ

phóng vù vù qua : động từ

thì : quan hệ từ

​tôi : đại từ

​nhớ : động từ

​kỉ niệm thời ấu thơ :​ danh từ

​về :​ quan hệ từ

bà :​ danh từ

sự yêu thương :​ danh từ

​của : quan hệ từ

và : ​quan hệ từ

ng : ​danh từ

​bùi ngùi : tính từ

​nhớ thương :​ động từ

24 tháng 2 2020

Câu ghép là câu d.

24 tháng 2 2020

TL:

      Cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng dài vang tít vào vô tận,thẩm sâu mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp.

                                          Hết rùi đó,nếu sai(hoặc thiếu) thì bảo mik nha,mik cũng học lớp 5 mà